Chuyên mục  


Trong bối cảnh thế giới hướng đến sự phát triển bền vững nhằm giảm thiểu tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đến với môi trường, công trình xanh trở thành xu thế của ngành xây dựng và được coi là loại hình công trình tương lai.

Saint-Gobain nỗ lực đóng góp giải pháp về vật liệu xanh cho ngành xây dựng

Tập đoàn Saint-Gobain bên cạnh việc chuyên thiết kế, sản xuất, phân phối các nhóm vật liệu và giải pháp xây dựng tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn công trình xanh, còn tham gia tích cực vào các hoạt động, chương trình thúc đẩy phát triển ngành xây dựng. 

Về mặt sản phẩm, Saint-Gobain luôn có những giải pháp giúp các công trình trở nên thân thiện hơn với môi trường. Cụ thể, Saint-Gobain đã có lộ trình giảm thiểu CO2 ra ngoài môi trường đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Theo đó, đến năm 2030 Saint-Gobain cam kết giảm thiểu phát thải CO2 còn 9 triệu tấn, tương đương giảm 33% so với năm 2020. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng cam kết giảm thiểu 80% rác thải không tái chế trong quá trình sản xuất, giảm thiểu 50% việc xả nước thải nhà máy…

Đặc biệt, các sản phẩm của công ty đều có các chứng chỉ bảo vệ môi trường EPD được chứng nhận bởi bên thứ 3 độc lập, có uy tín. Hơn thế nữa, Saint-Gobain đã tích cực nâng cao hiệu suất năng lượng ở cấp độ nhà máy và giảm thiểu tác hại môi trường nhằm đạt mục tiêu cắt giảm 20% lượng khí thải các-bon năm 2025. Sự cải tiến không ngừng của Saint-Gobain giúp các thiết kế sáng tạo hơn, xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn nhưng vẫn đảm bảo công năng, tính thẩm mỹ và vững bền với thời gian.

Dự án công trình xanh – xu hướng kiến trúc thời đại mới

Cùng với các sản phẩm thân thiện với môi trường, công trình xanh trở thành xu thế của thời đại khi hướng đến sự phát triển bền vững, giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đến với môi trường, kinh tế và xã hội. Đây được coi là loại hình “công trình tương lai chung của chúng ta” thông qua việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai.

Cụ thể, ở mỗi quốc gia sẽ có những điểm số đánh giá riêng cho các công trình sau khi xây dựng theo “Hệ thống tiêu chí đánh giá công trình xanh” khác nhau, và chứng chỉ công trình xanh sẽ được cấp ở nước sở tại. Hệ thống chứng nhận giúp đánh giá công trình xanh ở Việt Nam có tên là LOTUS, LEED, EDGE, GREEN MARK.

Dù có tiêu chí đánh giá khác nhau, nhưng nhìn chung các hệ thống chứng nhận công trình xanh  cũng đều gồm ba khía cạnh chính. Một là tiết kiệm năng lượng, nhấn mạnh đến việc giảm lãng phí các nguồn tài nguyên khác nhau. Hai là bảo vệ môi trường, chú trọng đến giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí cacbonic. Ba là đáp ứng yêu cầu sử dụng và cung cấp cho người dân không gian “lành mạnh”, “ứng dụng được” và “hiệu quả”. 

Một ngành xây dựng tiết kiệm và hiệu quả về tài nguyên và năng lượng sẽ là “lời giải” quyết định cho bài toán năng lượng chung của các quốc gia. Lý do là bởi, theo thống kê ở nhiều quốc gia, mức tiêu thụ năng lượng của ngành xây dựng chiếm khoảng 40% mức tổng và mức tiêu thụ nước hàng năm chiếm 25% tổng, trong đó 80% năng lượng tiêu thụ nằm ở giai đoạn vận hành công trình. 

Bên cạnh đó, do vướng một số “rào cản” về chi phí, chính sách…  nên dù sở hữu hàng loạt ưu điểm nhưng tỉ trọng công trình xanh ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với số lượng công trình xây dựng và xu hướng xanh hóa trong khu vực. Theo Báo cáo định kỳ “Tổng quan thị trường công trình Xanh Việt Nam” quý II/2021 được công bố bởi UK Government, IFC (World Bank Group) và SGS, trong 2 quý đầu năm, chỉ có 188 dự án xanh đạt chứng nhận. Con số này được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá vẫn chưa tương xứng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành xây dựng và tiềm năng phát triển của nó. 

Hiểu rõ những khó khăn đó, Saint-Gobain cung cấp giải pháp cho công trình xanh hàng đầu Việt Nam đồng thời thể hiện vai trò của mình ở cộng đồng khi luôn gắn bó, đồng hành cùng ngành xây dựng trong nước thông qua các hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Đặc biệt về công trình xanh, Saint-Gobain đã đồng hành cùng giải thưởng Ashui Awards 2021 trong hạng mục “Xây dựng xanh của năm”. Hạng mục này nhằm tôn vinh công trình đáp ứng các tiêu chuẩn công trình xanh, bao gồm: một là “Xanh” – phân tích định lượng những lợi ích bền vững; hai là “Hiệu quả” – mang lại lợi ích về sức khỏe và an toàn, hiệu suất sử dụng, tính bền vững và chi phí hợp lý; ba là “Ứng dụng” – khả năng nhân rộng, ứng dụng cao.

Trong hành trình sắp tới, Saint-Gobain sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo các sản phẩm, theo đuổi mục tiêu tiên phong về các giải pháp vật liệu cho mọi công trình xây dựng. Đồng thời, tham gia vào các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển các công trình bền vững cho toàn thể người dân Việt Nam. 

Tuy nhiên, để thúc đẩy và hiện thực hóa giải pháp phát triển công trình xanh, ngoài những nỗ lực vượt bậc của Saint-Gobain, còn cần đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhiều bên, gồm cơ quan quản lý nhà nước, nhà thầu, doanh nghiệp sản xuất vật liệu, giới chuyên môn và khách hàng.

XEM THÊM

  • Một loại da mới được sản xuất từ bã táo
  • Tính ưu việt của bê tông tái chế trong xây dựng
  • Các kỹ thuật xây dựng truyền thống có khả năng tạo ra sự thay đổi về phát thải carbon
Bình luận từ Facebook

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020