Chuyên mục  


“Tài sản ngủ đông”

Năm 2011, mẹ Lý Phương mua cho cô một căn nhà cao cấp ở Hải Khẩu, Hải Nam (Trung Quốc) với vị trí đặc địa, có thể nhìn ra biển. Bà mong muốn có một nơi cho con gái có thể thoải mái tận hưởng nghỉ dưỡng. Thế nhưng, trong khoảng thời gian mua ấy, cô Lý luôn bận rộn công việc, không có thời gian quan tâm đến căn nhà này. Thấy vậy, mẹ cô chỉ lấy chứng nhận bất động sản rồi bỏ ngang chuyện căn hộ sang một bên. Bà nghĩ rằng dù sao đây cũng là một khoản đầu tư, để lâu thì giá trị căn hộ sẽ tăng.

photo-1734404975813-17344049769781048087463-1734426699952-17344267000851786887246.png

Ảnh minh họa

Ai ngờ đâu, một khoản thời gian ấy kéo dài 12 năm.

Mùa xuân năm 2023, đất ở Hải Nam bỗng biến động, kéo theo giá nhà tăng vọt. Cô Lý bỗng nhớ đến căn nhà mẹ cho năm xưa. Cô nhanh chóng liên hệ với người môi giới bất động sản ở địa phương để bán nhà. Tuy nhiên, khi môi giới tới xem xét căn hộ, thì bất ngờ phát hiện căn hộ đang có người sinh sống. 

Biết chuyện, cô lập tức bay đến Hải Nam để làm rõ. Nhìn thấy căn nhà để trống 12 năm nhưng giờ đây lại vô cùng sạch sẽ, trên ban công còn bày nhiều chậu cây xanh tốt, cô dụi mắt nhiều lần vì không dám tin đây là sự thật.

cayxanh3-8279-1734405041618-17344050421941854439304-1734426700544-17344267006471067401531.jpg

Ảnh minh họa

Cô tức giận tìm đến quản lý tòa nhà để chất vấn. Quản lý cuối cùng cũng tiết lộ rằng người đang sống trong căn hộ của cô là Châu Cương, một người mà cô không quen biết.

Khi Lý Phương yêu cầu Châu Cương giải thích lý do tại sao anh ta lại ở trong nhà của cô, anh vô cùng bình tĩnh kể lại 5 năm trước, ảnh sống ở căn hộ tầng dưới. Căn hộ của Lý Phương đã bị rò rỉ nước và đã làm hỏng một bức tranh quý giá trị 4 triệu NDT (tương đương với 13,9 tỷ VND) mà anh đang sở hữu. Châu Cương không thể liên lạc được với chủ nhà nên đã đề nghị ban quản lý mở cửa để sửa chữa khắc phục tình trạng rò rỉ nước của căn hộ tầng trên. Sau khi có được chìa khóa, Châu Cương tự ý đánh thêm 1 chìa dự phòng để có thể ra vào căn hộ trong trường hợp lại có sự cố.

Sau 1 thời gian dài không thấy có người qua lại căn hộ, Châu Cương đã dần sử dụng căn hộ này như nhà của mình.

Cô Lý kịch liệt phản đối, nói rằng dù có bất kỳ lý do gì thì anh cũng không thể tự ý chiếm giữ tài sản của cô. Nhưng anh Châu lại yêu cầu cô phải bồi thường cho thiệt hại mà anh đã phải gánh chịu. Hai bên cứ như vậy, không ai chịu thua ai.

Phân tích pháp lý

Về mặt pháp lý, theo Điều 235 của Bộ luật Dân sự Trung Quốc, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng lợi và định đoạt tài sản. Là chủ sở hữu hợp pháp, Lý Phương có mọi quyền hoàn với căn nhà của mình. Châu Cương không có quyền tự ý chiếm giữ hoặc sửa chữa tài sản mà không có sự đồng ý của cô.

photo-1734405067092-17344050693991188826543-1734426701182-17344267013051747371520.png

Ảnh minh họa

Trong trường hợp này, hành động của anh Châu có thể được coi là "chiếm hữu không hợp pháp". Dù anh đang bị chịu thiệt hại từ việc rò rỉ nước của cô Lý gây ra, nhưng việc tự ý vào ở và sửa chữa căn hộ mà không có sự đồng ý của chủ nhà là hành vi trái pháp luật.

Châu Cương đã chiếm dụng căn hộ mà không có sự đồng ý của Lý Phương, điều này rõ ràng đã vi phạm pháp luật.

Về khoản thiệt hại liên quan đến bức tranh, nếu chuyện này là đúng, Lý Phương phải chịu một phần trách nhiệm. Theo Điều 1165 của Bộ luật Dân sự, người gây thiệt hại cho quyền lợi dân sự của người khác do lỗi của mình phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Từ góc độ pháp lý, Lý Phương có quyền yêu cầu Châu Cương ngay lập tức rời khỏi căn hộ và trả lại tài sản. Nếu Châu Cương cảm thấy mình phải được bồi thường, anh ấy nên thông qua các luật để yêu cầu thay vì cãi tay đôi và lấy việc chuyển đến nhà cô Lý để đánh đổi tiền bồi thường.

Theo Toutiao

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020