Chuyên mục  


Nếu như “hình thức tuân theo chức năng” là dấu hiệu nhận biết của chủ nghĩa hiện đại trong thế kỷ 20 thì giờ đây, KTS Koichi Takada đang hướng đến phong trào kiến trúc mới tập trung vào trách nhiệm với môi trường, chính là “hình thức tuân theo tự nhiên”. Ngôi nhà Hoa hướng dương là một ví dụ.

Thiết kế Sunflower House – Ngôi nhà Hoa hướng dương thể hiện trách nhiệm với môi trường, dành cho gia đình sinh sống và được thiết kế để tạo ra năng lượng riêng. Thiết kế này được ủy quyền bởi Bloomberg Green nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về một tương lai xanh hơn cho châu Âu.

Sunflower House được lấy cảm hứng từ những bông hoa hướng dương ở Umbria, miền trung nước Ý – không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn ở chức năng.

Giải thích về thiết kế của mình, Takada cho biết: “Các nhà thiết kế và KTS nói về việc lấy cảm hứng từ thiên nhiên theo khía cạnh thẩm mỹ nhưng chúng ta phải đi sâu hơn thế nhiều”.

Nguồn cảm hứng trực quan này là một dạng mô phỏng sinh học, nơi con người thiết kế các tòa nhà hoặc không gian giống như những thứ được tìm thấy trong tự nhiên. Takada tin rằng, nhân loại không những sử dụng biomimicry để tái tạo ngoài thiên nhiên vì vẻ đẹp của nó mà còn phải tái tạo những lợi ích môi trường mà chúng đem lại.

“Không chỉ biến hóa một tòa nhà gần gũi trông tự nhiên mà còn phải tạo ra sự thay đổi tích cực về môi trường trong ngôi nhà chúng ta đang sống, những khu dân cư chúng ta làm việc và vui chơi, và cuối cùng là hành tinh mà chúng ta có đặc quyền sinh sống”.

Sunflower House kiểm tra lý thuyết môi trường về hình thức tuân theo tự nhiên và các ứng dụng chức năng của phương pháp phỏng sinh học. Ngôi nhà hoạt động như một bông hoa hướng dương bằng cách xoay theo hướng mặt trời để thu thập năng lượng. Logic dựa trên hoa hướng dương này cho phép các tấm pin sản xuất nhiều hơn 40% điện năng so với khi chúng được giữ nguyên. Điều này cũng có nghĩa là các tòa nhà tạo ra nhiều năng lượng hơn mức chúng sử dụng và có thể cung cấp năng lượng trở lại vào lưới điện. Các tính năng bền vững khác bao gồm thu gom nước mưa, thông gió tự nhiên và hệ thống mặt tiền quay để hạn chế sự tăng nhiệt của mặt trời.

Nếu được xây dựng, mỗi ngôi nhà hướng dương có thể bao gồm tối đa ba tầng với các căn hộ từ hai đến ba phòng ngủ. Đề án này mô phỏng lại một cộng đồng xanh sẽ trông như thế nào và cách chúng ta có thể giảm thiểu tác động đến môi trường. Takada đồng thời nhấn mạnh: “Biến đổi khí hậu phải là chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực, bắt đầu từ những ngôi nhà khiêm tốn của chúng ta. Vì tương lai của hành tinh, chúng ta phải chuyển từ công nghiệp sang tự nhiên. Chúng ta cần một kiến ​​trúc sống động, tôn trọng môi trường đồng thời nâng cao phúc lợi của con người sống ở đó”.

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: mymodernmet)

XEM THÊM

  • Tái sinh không gian ở trong căn nhà của cố KTS Walter Netsch | Skidmore, Owings & Merrill
  • “Nhà” cho chim cánh cụt giữa thảm họa băng tan
  • Những chiếc hộp trong nhà, mô hình nhà ở 2 trong 1 kiểu mới dành cho hộ gia đình | Zooco Estudio

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020