Chuyên mục  


Từ mứt bẩn cho đến bánh kẹo không rõ nguồn gốc

Mứt dừa, mứt bí tẩm hóa chất tẩy rửa

Mứt dừa có lẽ là loại mứt được rất nhiều người ưa thích, nhất là những năm gần đây, mứt dừa handmade đang là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình vào những ngày Tết.

  • Những vụ bê bối thực phẩm bẩn chấn động thế giới tại các trường họcĐọc ngay

Thế nhưng, sản phẩm mứt dừa, mứt bí gia công lại khiến người tiêu dùng kinh hãi khi được phát hiện sử dụng các loại hóa chất trong quá trình sản xuất.

Tinopal là một trong các chất sử dụng trong công nghiệp dạng bột, màu hơi vàng có tác dụng tẩy rửa cực manh, bộ Y tế nghiêm cấm sử dụng trong thực phẩm.

Mứt dừa được phơi trên bạt bẩn tại 1 cơ sở sản xuất.

Nhiều cơ sở vì lợi nhuận đã sử dụng chất này vào trong mứt dừa, mứt bí để làm cho mứt trong hơn, bắt mắt và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất này dẫn đến viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận.

Hạt dưa sử dụng chất nhuộm màu

Hạt bí, hạt hướng dương hay hạt dưa chắc hẳn là món ăn vặt không thể thiếu trong mỗi gia đình ngày Tết nguyên đán.

Hạt dưa với màu sắc"sặc sỡ" quá mức bình thường.

Tuy nhiên hạt dưa lại là sản phẩm dễ bị các cơ sở gia công sử dụng chất nhuộm màu chuyên dành cho công nghiệp nhuộm vải để tạo màu sắc bắt mắt. Cách nhuộm màu này sẽ làm cho màu sắc của vỏ hạt dưa tươi hơn, sáng bóng hơn và không bị phai màu

Rhodamine B là chất nhuộm quần áo được nghiêm cấm sử dụng trong thực phẩm, khi ăn phải nhiều thực phẩm chứa chất này sẽ có nguy cơ suy gan, thận và mắc bệnh ung thư.

Ô mai bẩn, quy trình sản xuất kém vệ sinh

Hầu như năm nào cũng có những cơ sở sản xuất ô mai bị phát hiện vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ô mai phủ đầy ruồi nhặng.(Ảnh: Công an thành phố Hồ Chí Minh)

Những hình ảnh phơi ô mai giữa đường, không có quy trình bảo quản đã từng khiến người dân không khỏi kinh hãi.

Nhiều cơ sở nhỏ lẻ sản xuất ô mai phơi ô mai trên nền xi măng đầy bụi bẩn, và trên những tấm vải bạc cũ kỹ có nhiều gà, vịt dẫm lên. Nguyên liệu là những ô mai ôi thiu, bốc mùi phơi trên sân.

Các sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bánh kẹo được bán theo cân, không có bao bì đóng gói được bày bán ở hầu hết các chợ lớn nhỏ trong cả nước.

Bánh kẹo bán theo cân, không bao bì, không nơi sản xuất, hạn sử dựng.

Những sản phẩm này thường có giá rất rẻ, không hề có bất kỳ thông tin về nguyên liệu hay cơ sở sản xuất nào.

Ngay cả hạn sử dụng của sản phẩm cũng như ngày sản xuất đều không hề có bất kỳ thông tin nào, thậm chí chính người bán cũng không biết.

Không ít trường hợp đã bị cơ quan chức năng "tuýt còi" nhưng cứ đến dịp cận Tết lại nhan nhản trên thị trường

Ngày 2-2-2018, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất mứt tại TP Đà Lạt đang đóng bao bì gần 2 tấn mứt Trung Quốc không có hóa đơn chứng từ.

Lực lượng chức năng đang thu giữ mứt bẩn.

Chủ cơ sở khai nhận, số mứt này được thu mua từ Trung Quốc, phân loại, đóng bao bì, dán nhãn mác của các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, sau đó mang đi bỏ mối cho những cơ sở mứt trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Tại thời điểm kiểm tra, một lượng lớn mứt đã bị hư hỏng.

Cũng vào thời điểm này, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy phối hợp với Đội Quản lý thị trường Số 1, thành phố Sơn La đã phát hiện 350 hộp mứt bí có nhãn hàng giả mạo về nội dung sản xuất. Cơ quan chức năng đã tiến hành thu giữ số hàng trên và xử phạt chủ cơ sở theo quy định của pháp luật.

5 tấn mứt bẩn bj thu giữ. (Ảnh: TTXVN)

Trưa 31/12/2017, Đội Quản lý thị trường 6B, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất mứt Tết nằm trong bãi giữ xe số 127 An Dương Vương, phường 10, quận 6. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận cơ sở không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Số bánh kẹo không rõ nguồn gốc bị thu giữ.

Ngày 3/9/2019, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác liên ngành Phòng 7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) phát hiện, bắt giữ số lượng lớn bánh kẹo không rõ nguồn gốc.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020