1. Tạm biệt những đồ không cần thiết
Cách đầu tiên để dọn nhà chính là bỏ đi những đồ không cần sử dụng. Con người có xu hướng khó khăn trong việc vất bỏ, mà thay vào đó là mong muốn có thêm. Chính vì suy nghĩ vậy mà nhà bạn mỗi ngày thêm chật vì chẳng thể quyết tâm bỏ đi những món đồ hết tác dụng.
Bạn hoàn toàn có thể gom những món đồ không cần thiết đó lại và đem đi từ thiện. Vì đôi khi đồ chúng ta không cần, người khác lại còn thiếu. Đồ họa: Đức Mạnh
Người Nhật ưu tiên thứ tự dọn dẹp sau: đầu tiên là đồ mặc (áo quần, túi mũ, giày dép...); sau đó là giá sách, các loại giấy tờ; nối tiếp là các món đồ nhỏ khác theo từng người chọn và sau cùng là dọn dẹp đồ lưu niệm.
Bạn hoàn toàn có thể tự sắp xếp trình tự tùy theo ngôi nhà của mình. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, dọn dẹp hiệu quả hơn mà không tốn thời gian phân vân xem làm gì khi trước mặt là một mớ hỗn độn.
3. Không dọn phòng mà chỉ dọn đồ
Thông thường, bạn sẽ dọn nhà theo thứ tự phòng như phòng khách đến phòng ngủ, bếp, nhà tắm,... Tuy nhiên, với người Nhật đó chưa phải tối ưu bởi chỉ sau ít phút là mọi thứ sẽ bày bừa từ phòng này qua phòng khác.
Thay vào đó, người Nhật chọn dọn dẹp theo loại đồ như quần áo, sách vở, tranh ảnh,... Nếu bạn đề ra được loại đồ cần dọn như vậy thì hiệu quả công việc sẽ tăng cao.
4. Cố định vị trí đồ vật
Người Nhật cho rằng việc cố định một đồ vật này luôn ở một vị trí xác định sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhanh hơn. Khi tìm một món đồ, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm xem nó đáng lẽ phải ở đâu. Ví dụ như mũ bảo hiểm luôn treo ở trên giá giày, chìa khóa luôn ở kệ...
Việc cố định một đồ vật này luôn ở một ví trí xác định sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhanh hơn. Đồ họa: Đức Mạnh
Tác giả Mari Kondo từng đề cập, sắp xếp đồ vật cùng chủng loại theo chiều dọc sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng, dọn dẹp tiện lợi và tăng tuổi thọ sử dụng.
Ví dụ như thay vì gấp quần áo nằm ngang hay xếp chồng, bạn có thể cuộn lại và đặt theo chiều dọc. Điều dễ nhận thấy nhất là việc tìm và lấy ra sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Sắp xếp đồ vật cùng chủng loại theo chiều dọc sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng, dọn dẹp tiện lợi và tăng tuổi thọ sử dụng. Đồ họa: Đức Mạnh
Điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng sự thực là vậy. Khi bạn cảm thấy không thoải mái, bực dọc thì nhìn mọi thứ xung quanh sẽ luôn tiêu cực. Bạn sẽ chẳng còn muốn giữ mọi thứ ngăn nắp mà thay vào đó là vứt bừa bộn, lung tung mọi nơi. Nhưng nếu tâm trạng tích cực thì bạn sẽ luôn trân trọng và giữ gìn chúng. Ngôi nhà của bạn sẽ bớt lộn xộn hơn rất nhiều và không còn phải toát mồ hôi khi dọn dẹp.
Giữ tâm trạng tích cực sẽ góp phần không nhỏ trong việc giữ ngôi nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ. Đồ họa: Đức Mạnh