Chuyên mục  


Hành lá – loại rau gia vị giàu dinh dưỡng và diệt khuẩn mạnh

Theo BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết trên Sức khỏe và Đời sống, thành phần chính có trong hành lá là nước. Hành lá chứa rất ít calo, ít chất béo, không có cholesterol. Hành lá là loại rau ít carbs hơn các loại rau khác như cà rốt, khoai tây và ngô. Thành phần dinh dưỡng có trong hành lá gồm có: vitamin K, vitamin C, folate (loại vitamin có trong cấu trúc của các các sợi ADN và đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai).

hanh-la-17035139195101069515026.jpg

Hành lá

Và theo BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3) cho biết trên Đời sống và Pháp luật, tại Việt Nam, các loại cây rau gia vị không chỉ cần thiết trong chế biến thực phẩm mà còn có giá trị làm thuốc. Trong đó, cây rau gia vị rất dễ trồng là hành lá có giá trị làm thuốc rất cao.

Theo bác sĩ Vũ, hành lá có tên gọi là hành hoa, thông bạch, đại thông,… trong y học cổ truyền, hành có vị cay, bình mà không độc, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng. Hành có tác dụng kháng sinh tự nhiên do có chất acid malic, phytin và chất alylsunfit, còn có tinh dầu (chủ yếu có chất kháng sinh allicin, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh).

Hành từ củ, lá đến rễ đều được sử dụng vào chế biến các món ăn, từ trong mâm cơm gia đình hàng ngày đến các món ngon tại nhà hàng. Hành cũng là loại cây gia vị xanh quanh năm và được dùng quanh năm. Loại cây này rất dễ trồng tại nhà, chúng không cần chăm bón mà vẫn tươi tốt. Vì thế, các bạn nên bắt tay vào trồng hành lá tại nhà ngay hôm nay, để bất cứ lúc nào các bạn cũng có hành lá tươi sử dụng mà không cần chạy ra chợ. Cũng không sợ để lâu trong tủ lạnh hành lá sẽ vàng và nẫu. Hơn nữa, hành lá sau khi trồng luôn tốt tươi nên nhìn rất vui mắt và sinh động, vì thế, các bạn có thể trồng trong nhà bếp hoặc ngoài ban công để điểm tô thêm nét chấm phá màu xanh cho không gian sống nhà mình.

5 cách đơn giản trồng hành lá nhanh thu hoạch tại nhà

Các bạn có thể tự trồng hành lá tại nhà, vừa sạch lại nhanh thu hoạch theo 5 cách dưới đây:

Cách 1: Giâm rễ hành vào chút đất thịt

Hành lá không kén đất, không cần nhiều diện tích, không tốn công chăm sóc nhưng phát triển tốt nhất khi trồng ở đất thịt. Bạn có thể tận dụng những thùng xốp, chậu nhựa, vỏ chai nhựa rỗng… để trồng hành lá. 

trong-hanh-la-trong-dat-1703513919548427284936.jpg

Trồng hành trong chậu đất. Ảnh: ST

Nếu nhà bạn có không gian, có các chậu đất, luống đất để trồng hành lá thì hành phát triển nhanh và thu hoạch được nhiều hơn. Trong đó, trồng trong thùng xốp, chậu cây thì sẽ ít bị sâu bệnh hơn (so với trồng nhiều trên các luống đất), nên nếu có sâu hại hành lá bạn có thể bắt thủ công.

Đầu tiên, các bạn chọn đất chứa nhiều mùn và khả năng thoát nước tốt. Ngoài đất thịt thì hiện nay có hỗn hợp xơ dừa, trấu trộn với phân hữu cơ (như phân trùn quế, phân xanh, phân chuồng hoai mục…) giàu dinh dưỡng cho đất trồng.

Chọn giống hành lá (hiện có 2 loại phổ biến là gốc hành tím và gốc hành trắng, nhưng gốc hành tím được chọn trồng nhiều hơn vì khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn gốc hành trắng). Có thể dùng hạt giống, hoặc gốc có rễ của hành lá để trồng (tận dụng những gốc hành bỏ đi khi sơ chế hành lá).

Luống đất, chậu đất cần có các lỗ thoát nước.

Các bước tiến hành

Mỗi gốc hành/ hạt hành trồng cách nhau khoảng 10 cm, khoảng cách giữa các hàng là 20 – 30cm. Mỗi hốc đặt 2 tép hành trồng, vùi trong đất sâu 2 – 3cm. Sau khi trồng nên phủ một lớp rơm mỏng lên mặt liếp hành để giữ ẩm.

trong-hanh-la-trong-chau-dat-17035139195431805858190.jpg

Hành lá trồng trong chậu đất. Ảnh: ST

Hành lá dễ trồng, nhưng do cây thân thảo nên cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển. Mỗi ngày cần tưới ẩm 2 lần cho hành khi sáng sớm, hoặc chiều mát để đủ lượng nước cho hành. Thế nhưng hành lá cũng dễ bị úng. Vì vậy, nên tưới đủ ẩm đất, không tưới nhiều vì dễ bị hỏng. 

Trồng cách này chỉ 4 - 5 ngày sẽ có lá hành nhú ra, sau 12 ngày thời tiết thuận lợi là thu hoạch, nếu cần thì cắt ăn sớm cũng được. Có thể bón lót bằng tro, trấu, hoặc lân. Sau trồng 8 - 16 - 23 ngày thì bổ sung thêm phân DAP (phân vô cơ hỗn hợp) sẽ giúp cây nhanh phát triển thân lá và phần rễ khỏe mạnh, chắc chắn. Lưu ý trước khi thu hoạch hành lá 7 – 10 ngày thì ngừng bón phân để hành lá kịp hấp thụ hết lượng phân bón trước đó, để người sử dụng không bị ảnh hưởng.

Như vậy, hành lá trồng rất đơn giản, hãy tận dụng những dụng cụ, vật liệu sẵn có trong nhà để trồng những gốc hành tươi tốt, sạch và luôn có hành lá tươi non, đảm bảo và tiện dụng để chế biến món ăn hàng ngày nhé.

Cách 2: Trồng hành lá trong nước

Chuẩn bị rễ hành lá nhưng cắt rễ hành tươi dài hơn (dọc hành dùng ăn, phần củ trắng và rễ hành để trồng). Nên chọn những cây hành lá khỏe mạnh, mập mạp, gốc trắng dài từ 2 – 7cm để dễ trồng.

Dùng những chiếc ly/ cốc/chai nhựa/ bình thủy tinh chứa nước (có thể tận dụng ly, cốc, chai lọ cũ để trồng). Lưu ý phải để bộ rễ hành ngập trong nước để không bị thối.

Đặt ly/ cốc hành ở nơi có nhiều ánh sáng.

Bí kíp trồng hành lá trong nước là cần lượng nước vừa đủ để ngập toàn bộ gốc và rễ của hành lá. Bình nước trồng hành cần đặt nơi có nhiều ánh sáng, nhưng không để nắng trực tiếp chiếu vào.

Nước trồng hành nên 2 ngày thay 1 lần. Trồng cách này sau 7 ngày thì hành lá sẽ đâm chồi. Muốn hành lá tốt tươi hơn có thể dùng phân hữu cơ hoà tan vào nước để hành lá nhanh đâm chồi và phát triển.

hanh-la-trong-trong-chai-nuoc-17035139195032102812036.jpg
hanh-la-trong-trong-chai-nuoc-1-17035139194691846868745.jpg

Hành lá trồng trong chai nước. Ảnh: ST

Cách trồng hành này sau vài ngày là lá hành nhú lên và cắt được, bởi nhánh hành cắt mất phần dọc sẽ mọc lá xanh tươi khá nhanh. Chỉ cần cắt thu hoạch phần ngọn, gốc hành vẫn để lại trong ly/ cốc nước, vài ngày lại có lứa hành mới để ăn.

Cách trồng này phải thay nước thường xuyên, năng suất không cao nhưng ưu điểm là dễ trồng, không tốn công chăm sóc, hành lá sạch và an toàn. Lưu ý là sau 3 lần cắt nên bổ sung thêm phân hữu cơ vào nước để tăng dinh dưỡng cho nước nuôi hành lá phát triển.

Cách 3: Trồng hành lá trên khay đựng trứng

Bạn hãy tận dụng khay đựng trứng bằng giấy để trồng hành lá, tiện lợi là đã chia ô sẵn, chỉ cần đục thêm 1 lỗ nhỏ để nước ngấm đều khay và róc đi, không bị úng hành là được (lõi giấy thì không phải đục).

Bạn chuẩn bị vài gốc hành lá, hoặc ít củ hành khô để trồng. Xếp mỗi củ hành khô vào các ô trong khay trứng, gốc củ hành phải ở dưới, phần ngọn hướng lên trên, sau đó rải chút đất vào các ô.

Đặt khay hành nơi râm mát, không nên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào khay hành trong thời gian dài. Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho rễ hành nhanh nứt lá mới. Cách này sau 4-5 ngày có lá hành nhú lên là có thể cắt cho vào món ăn được. Lưu ý là phải tưới đủ ẩm thì hành mới lớn nhanh.

Phương pháp này rất dễ thực hiện, củ hành lớn nhanh và đặc biệt là rất đẹp mắt.

trong-hanh-la-trong-khay-trung-1703513919554226640693.png

Cách trồng hành trong khay trứng.

Cách 4: Trồng hành lá bằng chai nhựa

Bạn chọn vài chai nhựa to khoảng 5 lít. Dùng dao nhọn khoét các lỗ xung quanh chai, sao cho đường kính các lỗ bé hơn củ hành tây để củ hành không bị lọt ra ngoài. Rồi cắt bỏ phần từ cổ chai trở lên, nhưng nhớ đục thêm vài lỗ ở đáy chai để dễ róc nước, không bị ngập úng làm gốc hành bị thối hỏng.

Đổ một lớp đất trước rồi đặt các gốc hành vào, xếp vừa với các lỗ đã khoét. Sau đó mới đổ đầy đất vào chai, đặt lên giá (mỗi chai nên đặt trong khay nhỏ) để giúp giữ nước và đất, hạn chế chảy nước ra ngoài qua các lỗ.

Đặt các chai trồng hành ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ (như bậu cửa sổ, lan can...) để cây nhanh lớn. Mỗi ngày tưới ẩm cho hành 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Một thời gian ngắn sau đó những nhánh hành mới sẽ mọc lên, bạn thu hoạch lá ăn và từ phần vết cắt sẽ mọc tiếp các nhánh mới.

trong-hanh-la-bang-chai-1703513919537549456570.jpg

Trồng hành trong chai nhựa 5 lít

Cách 5: Trồng hành lá bằng hạt

Nếu không có rễ hành lá thì bạn có thể mua hạt giống ở các cửa hàng. Giá hạt giống trước dịch khoảng 15.000đ/gói (tiền ship tới nhà trả riêng).

Cách trồng này phụ thuộc chất lượng hạt giống (nên phải chọn những địa chỉ uy tín), chỉ khoảng 14 ngày có thể thu hoạch được lứa hành đầu tiên.

trong-hanh-la-bang-hat-1703514440173188096112.jpg

Trồng hành lá bằng hạt. Ảnh: Eva

hanh-la-17009045019631242311802-0-0-559-895-crop-17009045355601534805164.jpgBát phở phải có hành lá và lý do các anh hãnh diện khi gọi bát phở nhiều hành

GĐXH – Hành lá có ý nghĩa về phong vị cho từng món ăn, có giá trị dinh dưỡng và công dụng với sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng rất nhiều đấy nhé.

ĐỌC THÊM CÁC BÀI ĐỪNG BỎ LỠ KHÁC:

luu-va-kiwi-thuc-pham-chinh-vu-mua-dong-1703058177229751749778-44-0-675-1010-crop-17030581911251231028139.jpg10 loại trái cây và rau củ tươi ngon nhất vào mùa đông, giàu chất chống oxy hóa, vitamin giúp đẹp da, ngừa lão hóa rất tốt

GĐXH - Bạn rất nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả này vào mùa đông vì chúng tươi ngon nhất khi mùa đông đến. Hơn nữa, chúng rất tốt cho sức khỏe và làn da của bạn.

cach-lam-banh-sua-ngon-14-1703060118599493261903-40-0-711-1073-crop-17030601277761446140008.jpgLàm bánh theo cách dưới đây, nguyên liệu chính chỉ cần sữa đặc, bột bắp mà thơm ngon hết ý cho dịp Noel, năm mới

GĐXH – Với công thức đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm và mua đâu cũng có, cách làm bánh sữa ngon dưới đây xứng đáng để các bạn lưu ngay và bắt tay vào làm ngay để ăn và chiêu đãi mọi người nhé.

mon-an-tot-cho-nguoi-cao-tuoi-1702974948442876380360-0-69-676-1151-crop-17029749580594704997.jpgCác món ăn ngon này cực tốt cho sức khỏe người cao tuổi và cả gia đình, nên nấu thường xuyên

GĐXH - Những món ăn này không chỉ là thực đơn cho người cao tuổi, mà các bạn còn có thể nấu chúng để ăn cả gia đình đều tốt cho tất cả các thành viên trong nhà.

yeu-sinh-ly-5-ca-chua-17026138870001533358934-4-103-384-712-crop-1702614171073620974340.jpgCuối tuần muốn 'yêu' nồng cháy, vợ hãy làm cho chồng ăn những món rất ngon này

GĐXH - Các bà vợ nên biết đến các thực phẩm giúp cải thiện khả năng sinh lý này và bổ sung vào bữa ăn gia đình. Chị em là đối tác hưởng lợi hoặc bất lợi từ khả năng sinh lý tốt hay yếu sinh lý của các đức ông chồng. Thế nên, trách nhiệm phòng ngừa và cải thiện sẽ là của cả hai bạn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020