Chuyên mục  


Chị Thùy Trâm hiện đang là một kỹ sư xây dựng. Ngoài công việc chính, chị yêu thích thời gian chăm sóc gia đình và trồng cây.

Ngôi nhà phố của chị vì không có vườn nên chị đã chọn cách tận dụng tấm kính lấy sáng trên ô giếng trời để tạo vườn cây, thỏa mãn niềm đam mê trồng trọt, tạo khoảng xanh trong lành cho không gian sống.

Theo chị Trâm, góc trồng cây ở khu vực giếng trời vừa che tấm kính vừa giúp cả gia đình được ngắm cây mỗi ngày.

Vì không có đất làm vườn nên chị Trâm chọn khu vực giếng trời để trồng các loại cây cảnh mang màu xanh tươi mát và trong lành vào ngôi nhà của mình.

Không gian dịu dàng với sắc màu xanh tươi tắn trong nắng. Chị Trâm trồng khoảng 25 loại cây cảnh khác nhau. "Khu vườn" nhỏ được chị yêu thích nhất là những chậu cây trầu bà. Bên cạnh đó còn có lưỡi hổ, dương xỉ...

Chị Trâm cho biết: "Trong khu vườn nhỏ của mình hiện có hơn 25 loại cây khác nhau. Trong hơn 25 loại cây đó, mình dành tình yêu đặc biệt nhất cho trầu bà. Trầu bà là loại cây mình không tốn tiền mua, chỉ xin vài nhánh về và nhân giống".

Vì yêu thích loại cây có nhiều tác dụng khi trồng trong nhà như hút khí độc, tạo mảng xanh mềm mại, chị Trâm đã dành thời gian tìm hiểu cách nhân giống. Sau một năm trồng trầu bà, chị đã trang trí cây khắp nơi trong nhà: từ ngoài sân đến lan can cầu thang, bếp, phòng ngủ, wc…. Ngoài ra, chị còn dành nhiều cây tặng bạn bè.

Vì diện tích hạn chế nên chị Thùy Trâm tận dụng những khoảng tường, lốp xe để trồng những loại cây mà mình yêu thích.

Từng góc nhỏ đều được chị Trâm chăm sóc kỹ lưỡng giúp không gian trong ngôi nhà phố của mình luôn ngập tràn sắc xanh. Mảng xanh luôn mang đến năng lượng tích cực, sự thư giãn dễ chịu cho mọi người trong gia đình mình.

Những chậu cây trầu bà tạo màu xanh tươi mát, trong lành, mềm mại cho ngôi nhà của chị.

Chị Trâm dành tình yêu đặc biệt cho trầu bà. Sau một năm nhân giống, chị trồng được khá nhiều và còn tặng cây cho bạn bè, người thân.

Theo kinh nghiệm của chị Trâm, trồng và chăm sóc cây trầu bà khá đơn giản. Chị trồng theo hai cách, thủy sinh và trồng bằng đất. Với cách trồng thủy sinh, chị Trâm cắt trầu bà và cắm vào lọ nước. Chị cắt sát nơi có cồi (rễ) nhô ra. Nếu để nơi có ánh sáng thì cây sẽ phát triển khá nhanh. Với những vị trí không gian thiếu sáng như phòng ngủ, wc hay khu vực giặt thì cây sẽ chậm phát triển hơn nhưng rất xanh tươi.

Để cây trầu bà trồng theo phương pháp thủy sinh được tốt tươi, chị thường xuyên quan sát mực nước trong lọ. Khi thấy nước cạn xuống so với ban đầu, chị châm thêm nước vào. Có nước cây sẽ phát triển nhanh hơn.

Trầu bà trồng thủy sinh.

Một góc xinh xắn với trầu bà thủy sinh. Không gian dịu dàng với màu xanh của trầu bà, loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc và tốt tươi tạo độ mềm mại cho tổ ấm.

Bức tường được gắn trầu bà thủy sinh mềm mại bên cạnh những cuốn sách yêu thích của mọi người trong gia đình.

Về trồng cây bằng đất, chị Trâm lưu ý sử dụng chậu thoát nước tốt để chống ngập úng. Chị rải một lớp sỏi dưới đáy chậu, rồi một lớp lá cây khô và đất. Nếu không có sỏi, chị khuyên mọi người có thể lót đáy chậu bằng trấu.

Những ngày trời nắng nhẹ, chị đặt các chậu trầu bà ra bên ngoài, tưới nước mỗi sáng để cây thêm khỏe mạnh. Không gian sống cũng được chị Trâm làm đẹp với trầu bà bằng những cách đơn giản. Chị thường mua chai nhựa tròn, dung tích 330ml. Chị dùng dây thừng cỡ nhỏ để quấn quanh lọ, dây thừng cỡ lớn hơn để làm dây treo. Dùng dây thép chỉ, cây sáp, bật lửa, lốp xe… để hoàn thiện.

Không gian sống cũng được chị Trâm làm đẹp với trầu bà bằng những cách đơn giản. Chị thường mua chai nhựa tròn, dung tích 330ml. Chị dùng dây thừng cỡ nhỏ để quấn quanh lọ, dây thừng cỡ lớn hơn để làm dây treo. Dùng dây thép chỉ, cây sáp, bật lửa, lốp xe… để hoàn thiện.

Chị Trâm luân phiên chuyển trầu bà từ thủy sinh ra trồng đất và ngược lại để đảm bảo không gian sống xanh tốt, đẹp mắt, mang tính thư giãn và trong lành.

Nguồn ảnh: NVCC

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020