Chuyên mục  


6 tuổi cần lưu ý trong năm Tân Sửu: Không phải cứ năm hạn là xấu

Hiểu về quan niệm thờ Thần tài

Nhiều người làm ăn kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, và ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm thường đi mua vàng với ý niệm cầu tài, cầu lộc, mong năm mới làm ăn thuận lợi, mua may bán đắt.

Sư thầy Thích Phước Thái đã giải thích vấn đề này rằng, ước nguyện "buôn may bán đắt" là nhu cầu đối với người kinh doanh từ xưa. Theo dân gian, Thổ Công là một vị thần quan trọng, trông coi bình an, tài lộc, ruộng vườn sung túc, dự định họa phúc... cho gia đình. Vì vậy các nhà buôn bán, kinh doanh thờ Thần tài, đặt bàn thờ Ngài trong nhà, trong shop... Vì Tài (Thần tài) và Lợi (Thổ công) đi đôi với nhau nên một số người thờ chung hai vị với ý nghĩa "Đất thường sinh ngọc tốt, vàng ròng cũng từ đất mà ra"(phatgiao.org.vn).

Có ý kiến cho rằng Thổ địa (là Đất – trong Đất có vàng), Thần tài (là Kim, là vàng, tiền của), tương sinh với nhau nên thờ bộ đôi. Còn thờ Thổ Địa hút thuốc (ý là Hỏa sinh Thổ thì lưỡng Thổ thành sơn, càng nhiều vàng bạc, tiền của).

Cũng có giải thích cho rằng, Thổ địa là tâm, Thần tài chính là mình. Trong tâm có tiền của (Kim) do mình tạo ra và giữ gìn. Nếu có vàng bạc, tiền của mà không biết giữ gìn, tiêu dùng đúng cách thì tiền bay, đất cũng bán. Nếu mình tạo ra tiền, biết tiêu tiền đúng cách thì đó là thần tài. Nếu không biết cách tiêu tiền đúng cách thì không phải thần tài.

Nhiều gia đình thờ Thần tài nhưng không hiểu ý nghĩa của việc thờ cúng. Ảnh minh họa.

Rải rác trong các kinh điển Phật giáo cũng có đề cập đến các vị thần. Kinh Địa Tạng có rất nhiều vị thần, nhưng theo Phật giáo thì quỷ thần cũng là các loài chúng sinh, và đạo Phật dạy phật tử "quy y Phật rồi thì không quy y các vị quỷ thần", trong nhà chỉ nên có bàn thờ Phật, nếu có thờ thêm thì thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ chứ không nên thờ bất cứ vị thần nào khác.

Nhưng có lẽ do bận làm ăn nên nhiều phật tử quên lời phát nguyện, hoặc có nhớ mà không bỏ được tập tục thờ cúng đó vẫn thờ Thần tài, muốn ngài phụ lực với Phật phù hộ thêm cho mình và gia đình bình an, mua may bán đắt, tiền của vào nhà như nước… Đó là tâm lý chung của đa số phật tử vì lòng tin Tam bảo, nhân quả không được vững chắc.

Theo thuyết giảng của Thượng tọa Thích Nhật Từ (trụ trì chùa Giác Ngộ), nếu thờ Thần tài mà được giàu có, tiền của về ào ào thì các nhà sản xuất ông Thần Tài phải giàu to trước. Nhưng đã có xưởng sản xuất thần tài bị phá sản, các chủ sản xuất kinh doanh cũng phải làm ăn cật lực mới có tiền.

Mục đích thờ cúng Thần tài chính là cầu tài, cầu lộc nên người ta cúng kiếng Thần tài hoa quả, thức ăn - đó là quan điểm dân gian không phù hợp với quan điểm Phật giáo, trái luật nhân quả. Đạo Phật không dạy cầu giàu sang bằng cách cung phụng cho một vị thần nào đó.

Thần tài không có mặt trong Phật giáo, nhưng hạnh bố thí tương ứng với lời dạy của đức Phật. Ảnh minh họa.

Giúp người sẽ được tài lộc tương ứng

Thần tài không phải là nhân vật có mặt trong Phật giáo, nhưng hạnh bố thí tương ứng với lời dạy của đức Phật, hạnh bố thí với tâm từ bi không mong cầu và vì lợi lộc – điều đó mọi người cần học hỏi.

Hạnh bố thí ngày nay nhiều người thực hành mong cầu lợi lạc, hoặc để người khác nhớ ơn, báo đáp. Điều đó không sai, nhưng phước báu sẽ tạo ra không nhiều vì hành thiện có tính toán và bị giới hạn. Nhiều người còn bị vướng mắc "giúp họ mình sẽ được gì, họ có trả ơn không?" khi giang tay giúp người khác. Bố thí đừng nên như vậy, vì đạo Phật dạy "Thi ân không cần báo đáp".

Luật nhân quả luôn công bằng, khi tạo tác nhân thiện, chắc chắn quả thiện sẽ đến khi đủ duyên mà chẳng cần mong cầu. Nhiều nhà tỉ phú làm ăn phát đạt nhưng luôn bố thí bởi họ hiểu san sẻ, bố thí, giúp đỡ người thì việc làm ăn sẽ thuận lợi, tiền bạc không bị thiếu hụt.

Đặc biệt con người cần hiểu là ngay cả khi công việc làm ăn thuận lợi, tiền của dư giả thì vẫn cần siêng năng, chăm chỉ lao động. Cách mà nhiều nhà tỉ phú hưởng thụ thành quả của mình là bố thí phân phát tiền của cho người nghèo, rồi lại tiếp tục lao động để có tiền của đi bố thí.

Không ít người ỷ thế nhà khá giả, giàu có mà không chăm lo cho tương lai, còn biếng lười, ăn chơi… rồi giao phó vận mệnh tài lộc cho một vị thần để van vái, cầu mong mà không tự mình làm chủ lấy mình. Để rồi khi không được như ý thì quay sang trách Thần tài không linh thiêng – đó là mê tín.

Hoặc trước, hay trong khi đang buôn bán thắp hương cúng bái Thần tài, khi có các lợi tức - là kết quả tất yếu của quá trình kinh doanh – thì lại mê tín cho là do Thần tài phù hộ. Rất nhiều tiểu thương mê tín "giao khoán" niềm tin vào Thần tài, cho cúng kiếng hàng ngày là làm ăn phát đạt – đó niềm tin mê tín, sai lạc gây tổn thất về kinh tế cho họ trong nền kinh tế thị trường. Bởi lời cầu nguyện chỉ có tác dụng tâm lý, không thể thay thế cho hành động thực tiễn, phương pháp làm ăn và nỗ lực làm giàu.

Thầy Thích Nhật Từ cho rằng không cần thờ Thần tài, muốn có tài thì cần đầu tư. Như muốn có gà con thì tạo gà trống, để gà mẹ ấp, hay điện ấp sẽ ra gà con – đó là nhân quả. Muốn có Thần tài bao nhiêu thì phải nỗ lực nhón chân, ghé tay làm việc gấp 2, 3 lần.

Tài lộc đạt được là nhân quả trong kinh doanh. Ảnh minh họa.

Tài lộc con người đạt được không có liên hệ gì đến niềm tin và sự thờ phụng Thần tài, mà là nhân quả trong kinh doanh. Bất kỳ ai, ở đâu đầu tư vào kinh doanh muốn tồn tại cần nắm vững và tuân thủ quy luật nhân quả, quy luật cung cầu của thị trường, thị hiếu khách hàng, giữ gìn đạo đức kinh doanh, chăm sóc, tiếp thị và truyền thông minh bạch, tôn trọng khách hàng… thì cơ hội thành công và lợi ích cao hơn so với người lười biếng, thiếu vốn liếng, thiếu đầu tư, thiếu kiến thức làm ăn, hợp tác… Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư có hệ thống, biết xây dựng thương hiệu, nắm vững nhân quả, thị trường... đều thành công và giàu có nhờ đạt được niềm tin của khách hàng.

Cũng theo luật nhân quả, nếu có tầm nhìn, tư duy đúng, nỗ lực hợp pháp, có đạo đức trong kinh doanh sẽ dẫn đến các thành quả như ý, chắc chắn sẽ thành tựu, không cần cầu nguyện cũng đạt được. Ngược lại, nếu không nỗ lực đích đáng, đầu tư không đúng mức trong kinh doanh thì có cầu nguyện xin may mắn cũng chẳng thể thay đổi được gì bởi "âm thanh nào tiếng vang đó".

Các sư thầy dạy rằng, thành công hay thất bại trong kinh doanh không liên hệ gì đến việc thờ cúng, hay không thờ cúng Thần tài. Nếu về nhà mới chưa thờ Thần tài thì ngay từ đầu đừng lập bàn thờ Thần tài. Nếu đã thờ rồi thì giữ, nhưng cần tìm hiểu kỹ để hiểu ý nghĩa việc thờ Thần tài, có chánh kiến thì việc thờ đó không có gì trở ngại.

Đạo Phật đề cao hạnh bố thí, giúp người sẽ được tài lộc tương ứng. Bố thí, cúng dường là nhân lành để kết hoa trái ngọt lành, phước báo giàu sang phú quý cho hiện tại và mai sau.

Khi bố thí lưu ý:

Thứ nhất: Bố thí càng nhiều thì tài sản càng tăng. Người nghèo khó mà giúp kẻ cơ hàn thì sẽ được thoát nghèo. Người dư giả mà giúp kẻ khó khăn sẽ trở nên giàu có.

Thứ hai: Cách cho

- Cho mà không tôn trọng người nhận thì sau này được Phú mà không ai Quý, ít được thương yêu.

- Dâng cúng cho bậc chân tu mà lòng còn tiếc rẻ thì sau này sẽ Giàu mà không Sang, lúc nào cũng khắc khổ.

- Làm phước mà không tu thân thì giàu có nhưng tham vọng, tu thân mà không làm phước thì khổ cực suốt đời.

- Bố thí với tâm cầu phước báo thì giàu nhưng bản ngã lớn.

- Tích cực đắp đường, bắc cầu thì sung túc đủ đầy.

Thứ ba: Yêu thương vạn vật: Con người suy cho cùng thì cũng chỉ là một hành phần rất nhỏ trong vũ trụ. Chúng ta không có quyền dùng trí thông minh và sự hẹp hòi của mình để tàn phá xung quanh, nhằm phục vụ cho nhu cầu của mình. Hãy yêu thương và tri ân vạn vật. Khỏe hay yếu, hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại của con người đều nhờ sự cung cúc tận tình của vạn vật.

Ths. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng

Giám đốc Viện phong thủy Hoàng gia

Uyển Hương

Hạn tam tai không đáng sợ như nhiều người lo lắng
Chuyên gia chia sẻ 7 cách nói để bạn và người nghe cùng hạnh phúc
Phải làm gì khi gia đình thành “sàn đấu”?

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020