Chuyên mục  


Dịch bệnh bùng phát kéo dài suốt 3 tháng qua khiến thị trường bất động sản ở Hà Nội gần như đóng băng, gần như hầu hết hoạt động liên quan đến giao dịch bất động sản ngừng hoạt động. Câu hỏi sau dịch bệnh, thị trường bất động sản liệu có giảm "kịch sàn" hay không cũng là một vấn đề được rất nhiều người đặc biệt là các nhà đầu tư quan tâm. 

  • 4 lý do khiến nhà đầu tư biết chắc lãi khủng nhưng vẫn dè dặt khi mua lướt sóng những bất động sản nàyĐọc ngay

Theo đại diện của HaNoi Home - Kênh thông tin mua bán bất động sản tại Hà Nội cho biết: "Hiện tại, thị trường bất động sản tại nội thành Hà Nội đã tạm ngừng giao dịch vì thời điểm dịch bệnh người mua khan hiếm và người bán cũng không thể đi giao dịch được với chủ nhà. 

Tuy nhiên, nói người mua khan hiếm ở đây không phải do không có nhu cầu mua nhà nữa mà do tình hình dịch bệnh phức tạp nên không thể đi xem nhà và giao dịch được. Nhu cầu mua là vẫn có, thậm chí là nhiều". 

Đánh giá khách quan những tác động đối với bất động sản tại nội thành Hà Nội ở thời điểm này như sau:

1. Đối với đất nền và nhà thổ cư

Ảnh minh họa.

Nguồn cung như đất nền, nhà thổ cư sau quy hoạch thì người dân đang sống tại đó sẽ phải đi tìm một khu vực mới để mua và ở. Vậy nhưng quỹ đất thì ngày càng bị hạn chế  thì giá sẽ tiếp tục bị đẩy lên bởi yếu tố hàng hiếm. 

Còn những người mua bất động sản như đất nền và nhà thổ cư đó sau quy hoạch thì cũng bị chịu cảnh tăng giá cao vì những công trình, cơ sở hạ tầng ở đấy đã được nâng cấp, phát triển, hoặc chỉ cần đường đi qua là nhà đã lên giá ngay. Thế nên tiếp tục phải chịu cảnh nhà lên giá. 

2. Đối với nhà chung cư 

Ảnh minh họa.

Đối với nhà chung cư thì hiện tại đang có một số tòa bị ngừng triển khai bởi mâu thuẫn giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Thêm nữa, nguồn cung ra thị trường của chung cư hiện tại cũng rất khan hiếm trong khi đó nhu cầu thì nhiều dẫn đến giá cả chung cư tại nội thành Hà Nội tăng cao. 

Ví dụ như chung cư tại các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng và các đoạn xung quanh hiện tại mức giá từ 30 - 40 triệu/mét vuông có rất ít lựa chọn. Còn tại quận Hoàn Kiếm hầu như là không có. 

3. Yếu tố tiền trong dân

Ảnh minh họa.

Theo đánh giá của HaNoi Home, hiện tại việc buôn bán, kinh doanh đều đang bị ngừng do dịch bệnh dẫn đến việc nhà đầu tư muốn dùng số tiền mình có tìm kiếm một kênh đầu tư mới, sinh lời tốt hoặc chỉ với mục đích giữ tiền cũng được. 

Không những thế, làn sóng lạm phát trên thế giới có khả năng sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam. Phương án hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại để giữ tiền không mất giá là mua bất động sản. Và sau khi kinh tế đã ổn định thì nhà đầu tư có thể bán nhà đi và dòng tiền sẽ không bị lạm phát. Đây cũng là yếu tố dẫn đến việc bất động sản vẫn sẽ tăng.

4. Khung giá đất tăng và giá vật liệu cũng tăng

Đây cũng là một trong những yếu tố làm đẩy giá nhà và những công trình đang xây dựng, thực hiện bị tăng giá cao lên.

Ảnh minh họa.

Tổng hợp lại các tiêu chí đánh giá trên thì nhận xét chung là giá bất động sản sau dịch bệnh tại nội thành Hà Nội vẫn sẽ tăng và khó có dấu hiệu sẽ giảm đi. 

"Trường hợp giảm chỉ với các bất động sản ở khu vực vùng ven, đối với những nhà đầu tư mới vay ngân hàng đã trải qua đợt sóng và bây giờ phải bán bất động sản để lấy vốn trả lãi và nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, tại thời điểm dịch bệnh thì cũng có trường hợp người làm ăn buôn bán không được, đi vay ngân hàng và vỡ nợ thì phải bán nhà trên Hà Nội với giá rẻ. 

Tuy nhiên, những căn nhà rẻ trên Hà Nội thì rất ít dân có thể mua được. Bởi lẽ đội ngũ chủ đầu tư tại Hà Nội rất đông, họ có quan hệ và kênh thông tin nắm bắt rất đa năng, thông tin môi giới dẫn lối rất nhiều. Thế nên chỉ cần có căn nhà nào hợp lý, giá rẻ là họ có thể đi mua ngay được, dẫn tới tình trạng nhà giá rẻ trên thị trường ít khi dân có thể mua được", đại diện HaNoi Home chia sẻ. 

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020