Chuyên mục  


“Sự đổi mới” và “ tư duy thiết kế” là hai trong số những cụm từ được sử dụng rộng rãi nhất trong thập kỷ vừa qua. Để đáp ứng nhu cầu “thay đổi hiện trạng” của toàn cầu, các công ty, các start-up và ngay cả các trường đại học phải dùng những khuôn khổ này để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề và những sản phẩm mới. Cùng với đó, một nguyên mẫu mới đã được hình thành: nhà tư duy thiết kế, những người có những bộ công cụ sáng tạo để tạo ra thứ gì đó đột phá. Vậy ý nghĩa đằng sau cụm từ “tư duy thiết kế” và mối quan hệ của nó với kiến trúc là gì?

Không gian làm việc chung TOMORE Zero | SIDES CORE

Tư duy thiết kế là gì?

Mặc dù định nghĩa này trở nên phổ biến trong những năm gần đây, lần đầu tiên mà cụm từ “tư duy thiết kế” (design thinking) được đề cập là trong cuốn sách “Creative Engineering” (Kỹ thuật sáng tạo) của John E.Arnold, được xuất bản năm 1959. Arnold, một giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Stanford được biết đến là người tiên phong trong việc ứng dụng tư duy sáng tạo vào thực tế, cách tiếp cận này có khả năng giải quyết các vấn đề còn tồn tại hoặc đề xuất một cách sử dụng sản phẩm hoàn toàn mới, giảm chi phí sản xuất và tăng doanh số bán hàng. 

Một học viện khác bắt đầu sử dụng tư duy thiết kế từ những năm 1960, khi các giáo sư đại học cố gắng để “khoa học hoá” thiết kế bằng cách hiểu tìm hiểu các đặc điểm, ảnh hưởng, quy trình và phương pháp luận của nó. Những thập kỷ sau đó, thuật ngữ này được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau, sử dụng tính sáng tạo như một phương pháp giải quyết nhu cầu đổi mới ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi các công ty nhận thấy họ không thể tự mình phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, chưa từng được thực hiện trước đây để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và theo kịp các đối thủ cạnh tranh.

Văn phòng làm việc của BOHO Décor | BOHO Décor

Tư duy thiết kế là phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề lấy con người làm trung tâm, sử dụng cách các khách hàng tương tác với một sản phẩm làm cơ sở để phát triển sản phẩm đó, thay vì phụ thuộc vào các nghiên cứu lý thuyết, giả định và giả thuyết. Trái với tên gọi, điều này không nhất thiết là tư duy thiết kế chỉ được sử dụng trong ngành thiết kế như thiết kế sản phẩm hoặc thiết kế công nghiệp, mà còn được áp dụng trong các mô hình kinh doanh, bất kể loại hình kinh doanh hoặc thị trường. 

Tại sao “thiết kế” phải tư duy? Các nhà thiết kế đã được đánh giá những ngành sản xuất và tư duy sáng tạo, được đào tạo trong suốt quá trình học tập và những năm đầu thực hành các phương pháp và công cụ để tạo ra những vật liệu đột phá mới.

Để đáp ứng những thay đổi hiện đại trong xu hướng và giá trị của người tiêu dùng, những nhà sáng tạo đã phân tích trải nghiệm của người dùng thông qua cách tiếp cận thực hành ưu tiên nhu cầu của khách hàng. Một trong những đặc điểm của tư duy thiết kế là phát triển sự thấu hiểu, đồng cảm với người dùng, giúp họ hình thành mối quan hệ bền vững với sản phẩm. Vì quá trình này gạt tư duy phân tích sang một bên và ưu tiên khám phá mối quan hệ giữa sản phẩm và người sử dụng, quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau: phân tích bối cảnh, quan sát, tìm ra vấn đề, (brainstorming) tìm giải pháp, lên ý tưởng, tư duy sáng tạo, phác thảo, tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá (các giai đoạn không phải lúc nào cũng tuần tự).  Và do đổi mới là vô tận nên tư duy thiết kế cũng là vô tận, do đó quá trình này sẽ lặp lại khi bạn muốn có bất cứ thay đổi nào.

Nhiệm vụ của các kiến trúc sư trong quá trình tư duy thiết kế?

Ngoài việc thiết kế các toà nhà, hầu hết các trường kiến trúc dành ra ít nhất học kỳ đầu tiên trong chương trình giảng dạy để đào tạo học sinh cách sử dụng các chiến lược tư duy tự do. Trong thời gian này, các học sinh học về quá trình thiết kế sáng tạo, tập trung thể hiện dấu ấn cá nhân, thử nghiệm và phân tích phê bình, bên cạnh những khía cạnh kỹ thuật và lý thuyết cơ bản của nghề nghiệp. Những kiến thức nền này cho phép các kiến trúc sư có cái nhìn ngoài môi trường xây dựng như một không gian chức năng cơ bản, coi nó như một đáp ứng vật lý tới những nhu cầu của thành phố, cộng đồng và môi trường. Nói cách khác, các kiến trúc sư tư duy giống như cách những nhà thiết kế đồ hoạ, sản phẩm và giao diện nghĩ, họ chỉ thực hiện nó trên các phương diện khác nhau.

Văn phòng làm việc của BOHO Décor | BOHO Décor

Như những gì được đề cập ở trên, các doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ ngày nay đều hướng tới sự đổi mới, và để đổi mới, cần có khả năng thiết kế hoặc tích hợp thiết kế với một hệ thống tổ chức để phát triển môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo. Cách tiếp cận này thuyết phục nhiều kiến trúc sư nhận thấy ngành kiến trúc rất có hệ thống hoặc trì trệ để chuyển qua những lĩnh vực như UX design, tư vấn thiết kế, các chuyên gia đổi mới sản phẩm và kinh doanh, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đưa cách họ nghĩ vào thực tế. Các kiến trúc sư cũng cần kết hợp chúng lại dựa trên các chiến thuật tư duy thiết kế của họ để phát triển các hệ thống mới cho thành phố, toà nhà và các cộng đồng được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu của người sử dụng thay vì dựa vào quy hoạch tiêu chuẩn.

Tòa nhà F-Town 3 của FPT Software | G8A Architecture & Urban Planning

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, sự hiện diện của các kiến trúc sư trong cuộc thảo luận về việc tư duy thiết kế vẫn còn rất ít. Nhiều người cho rằng tình trạng này là do lĩnh vực kiến trúc quá trật tự, trong khi những người các cho rằng do “thực hành kiến trúc ngày càng phức tạp”, do các toà nhà góp phần mở rộng hệ sinh thái văn hoá xã hội, và các kiến trúc sư nhận thấy những thách thức khi cố giải thích quy trình thiết kế trực quan cho khách hàng. Mặt khác, các kiến trúc sư cũng có thể sử dụng các mô-đun tư duy thiết kế để thay đổi hoặc cải thiện các cách thực hành kiến trúc ngày nay, vốn có những khoảng cách rõ ràng.

Dịch: Hương Giang | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM

  • Tiện nghi nhiệt đới ở Việt Nam (Phần 1)
  • Các công trình đạt chứng nhận LEED hay BREEAM liệu đã thực sự bền vững?
  • Pissoir – Một phát minh của Pháp đã giúp thế giới trở nên văn minh hơn
Bình luận từ Facebook

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020