Chuyên mục  


Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh và có tiềm năng ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế cũng như môi trường sống. Trong đó, đầu tư công nghệ vào không gian sống thông minh đang trở thành xu thế mới trong thời kỳ 4.0, giúp con người tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin, mang đến giải pháp quản trị cuộc sống tối ưu, hiệu quả. Nhưng, việc xây dựng không gian sống thông minh hiện phải đối mặt với không ít thách thức.

Đầu tư không gian sống thông minh đang trở thành xu thế mới trong thời kỳ 4.0 (Nguồn ảnh: Internet)

Theo thống kê, Việt Nam đứng top 10 thế giới về lượng người dùng điện thoại thông minh với hơn 64% dân số sở hữu smartphone, khả năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ thông tin đứng thứ 3/139 nước. Con số này có thể được coi là lợi thế giúp người dân dễ dàng tiếp cận với ứng dụng công nghệ.

Trên toàn thế giới, việc xây dựng không gian sống thông minh thực tế đã tạo hiệu ứng tích cực lên nhiều mặt. Tiêu biểu như áp dụng công nghệ giao thông thông minh tại Stockholm, Thụy Điển vào giờ cao điểm có thể giảm 20% lưu lượng giao thông, giảm được một nửa thời gian đi lại và giảm 10% lượng khí phát thải. Ứng dụng quản lý cấp nước thông minh ở Mumbai, Ấn Độ giúp giảm tỷ lệ thất thoát nước từ 50% xuống còn một nửa, trong khi thế giới ở mức trung bình 34%. Giải pháp ứng dụng công nghệ trong các tòa nhà thông minh tại Mỹ tiết kiệm được 30% lượng nước tiêu thụ, giảm 40% năng tiêu thụ và từ 10 – 30% tổng chi phí vận hành tòa nhà. Đây là những minh chứng rất cụ thể cho Việt Nam đầu tư nhiều hơn đến không gian sống thông minh, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội và tiềm năng vẫn còn nhiều thực trạng và thách thức trong việc mang lại không gian sống thông minh cho người Việt.

Ông Nguyễn Tristan Chinh – Giám đốc Điều hành Kinh doanh Toàn quốc, Công ty LIXIL Việt Nam – thương hiệu American Standard bày tỏ quan điểm:Việt Nam có tiềm năng không nhỏ trong việc đầu tư ứng dụng không gian sống thông minh. Tuy nhiên,cần nghiên cứu các giải pháp mang tính thực tiễn, khả thi cao; phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật, văn hóa, luật pháp, văn hóa của người Việt Nam.

Chưa có quy chuẩn chính thức về không gian sống thông minh

Tại Việt Nam, khái niệm không gian sống thông minh xuất hiện từ khá lâu nhưng mới gây được chú ý trong khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt nổi bật ở mô hình nhà thông minh (Smart Home) và đô thị thông minh. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 950, Phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Bước đầu đã và đang tiến hành xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển đô thị thông minh.

Không gian thông minh, tiện nghi đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện đại (Ảnh: Bộ sưu tập phòng tắm Acacia SupaSleek kết hợp nắp rửa điện tử Pristine của thương hiệu American Standard)

Song song đó, thị trường nhà ở thông minh cũng đạt được con số nhất định. Thống kê của Statista, công ty của Đức chuyên nghiên cứu thị trường và dữ liệu người tiêu dùng cho thấy, thị trường nhà thông minh Việt Nam đạt doanh thu khoảng 83 triệu USD vào năm 2019 và có thể đạt đến 437 triệu USD vào năm 2023. Đó có thể coi là tín hiệu đáng mừng khi Việt Nam đã chú trọng đầu tư đến không gian sống tốt nhất cho người dân.

Mặc dù đã có định hướng xây dựng các đô thị thông minh, thành phố thông minh nhưng hiện vẫn chưa có văn bản chính thức quy định tiêu chuẩn công nghệ thông tin cho đô thị cũng như tiêu chí về không gian sống thông minh trong xây dựng và kiến trúc. Do đó, việc triển khai phát triển không gian sống chưa thực sự triệt để và bao quát.

Bất cập về cơ sở vật chất, hạ tầng ảnh hưởng đến kết nối không gian sống thông minh

Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng mức độ phát triển tập trung còn ở quy mô nhỏ và phạm vi phân tán. Việc tập trung quá đông dân cư, khu đô thị tại các thành phố lớn dẫn tới quá tải về cơ sở vật chất, hạ tầng và ảnh hưởng tới tính bền vững của đô thị. Trong khi, việc đưa lối sống tiện nghi, thông minh, hiện đại vẫn phải phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất. Để có không gian sống thông minh, trước hết mỗi công trình phải đáp ứng đủ các yếu tố “cần”, mang đến sự thông minh cơ bản: từ khâu thiết kế, xây dựng phải được tính toán cẩn thận, không những cần thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên, khí hậu, có chỗ để áp dụng công nghệ mà phải ước tính được hiệu quả khi vận dụng phần mềm công nghệ và chi phí.

Ngoài ra, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đang bị phân mảnh từ nhiều nguồn, ngành khác nhau và ở từng địa phương. Thông tin chưa được chuẩn hóa, vẫn còn tình trạng dữ liệu thiếu tính cập nhật và độ tin cậy, thậm chí thiếu dữ liệu. Vì vậy, việc đánh giá để áp dụng các tính năng thông minh vào kiến trúc, nội thất cũng như các lĩnh vực còn nhiều bất cập.

Một khía cạnh khác đối với các khu đô thị mới hiện nay đang hướng đến xu hướng sống thông minh vẫn còn mang tính “nửa vời”. Trên thực tế, nhiều dự án được triển khai và quảng bá về các tiêu chí thông minh nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở mức bàn giao hoàn thiện cơ bản. Khách hàng muốn sở hữu căn hộ đủ tiêu chuẩn thông minh sẽ phải tự trang bị các trang thiết bị hoặc phải bỏ thêm một khoản phí để sử dụng không gian thông minh chung.

Để phát triển không gian sống thông minh một cách đồng nhất, hơn hết cần sự đầu tư về cơ sở vật chất và hệ thống dữ liệu được chuẩn hóa.

Vấn đề trong chính ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ

Những ứng dụng trong công nghệ như tính cập nhật, thay đổi về công nghệ, tính an toàn và bảo mật thông tin khi bị xâm nhập, can thiệp mất quyền kiểm soát cũng là vấn đề đáng quan ngại.

Theo Trung tâm Giải pháp Doanh nghiệp Internet (IBSC) của Cisco, năm 2020, có khoảng 50 tỉ thiết bị kết nối IoT (Internet vạn vật), hình thành một mạng lưới các thiết bị có thể kết nối với nhau, chỉ cần một chiếc smartphone dễ dàng điều khiển được tất cả các vật dụng trong nhà cho đến công cộng. Nhưng vấn đề mất an toàn, bảo mật sẽ tỉ lệ thuận với số IoT được sử dụng.

Tính an toàn và bảo mật thông tin là vấn đề đáng quan ngại (Nguồn ảnh: Internet)

Mặc dù là trợ thủ số đắc lực cho con người trong không gian sống thông minh nhưng mặt trái của nó sẽ là khe cửa hẹp để hacker xâm nhập hệ thống mạng hay đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng. Theo hãng an ninh mạng Fortinet của Mỹ nhận định, các thiết bị IoT vốn không được thiết kế bảo mật cao. Trong phần lớn các trường hợp, không có cách nào để cài đặt bảo mật trên chính thiết bị đó. Vì vậy, sử dụng công nghệ trong chính ngôi nhà của mình cũng là một rủi ro mà người dùng phải sống chung và tìm cách khắc phục. Đây cũng là một trong những nhược điểm mà các ứng dụng thông minh đang gặp phải.

Đâu đó vẫn còn sự dè chừng

Thực tế chỉ ra, mặc dù nhà thông minh, thiết bị thông minh mang đến rất nhiều tiện nghi nhưng để bỏ ra một khoản chi phí lớn rõ ràng là vấn đề. Không chỉ chi phí lắp đặt thiết bị mà còn nhiều khoản phát sinh như phí kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, thậm chí thay mới. Đối với vật dụng thông thường có thể tìm mua và lắp đặt dễ dàng, tuy nhiên việc lựa chọn thiết bị thông minh, vật liệu thông minh phù hợp với công năng sử dụng trong gia đình lại là điều phải cân nhắc. Chi phí đầu tư “đội lên” ít nhất khoảng 2 triệu đồng/m2 khiến nhiều người dân còn dè chừng, chưa thực sự mạnh dạn đầu tư.

Hơn nữa, sự dè chừng trong tư tưởng cũng là rào cản đưa không gian sống thông minh đến gần hơn với người Việt. Những khái niệm nhà thông minh, vật liệu thông minh… vẫn còn là khái niệm đối với nhiều gia đình Việt nên dĩ nhiên việc lắp đặt đưa vào sử dụng chỉ phù hợp với những gia đình “sành công nghệ”.

Định hướng không gian thông minh có thực sự bền vững?

Cốt lõi của không gian sống thông minh là an ninh – an toàn thông minh, vận hành thông minh, căn hộ thông minh và cộng đồng thông minh, lấy con người làm chủ thể. Vì vậy, để xây dựng được không gian sống thoải mái, tiện nghi nhất, con người cần thay đổi và thích ứng linh hoạt, làm chủ được công nghệ, trở thành nền tảng vững chắc. Và câu hỏi đặt ra là liệu, người dân có sẵn sàng đầu tư vào công nghệ, đầu tư vào mức sống và các nhà thiết kế, kiến trúc sư có sẵn sàng sáng tạo và thay đổi để người dân nào cũng có thể sống trong không gian thông minh?

Trước những vấn đề này, chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) 2021 – 2022 với chủ đề “Tương lai không gian sống Việt Nam” triển khai các hoạt động phát triển và kết nối cộng đồng Kiến trúc – Thiết kế trên quy mô toàn quốc thông qua những hoạt động đa dạng như: Tọa đàm, nghiên cứu lý luận, thực nghiệm,… nhằm định hình hướng đi và tìm ra giải pháp phù hợp. Chuỗi hoạt động được tổ chức bởi công ty LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Hội KTS Việt Nam và kết hợp với Kienviet Media.

Chương trình sẽ triển khai các hoạt động phát triển và kết nối cộng đồng Kiến trúc – Thiết kế trên quy mô toàn quốc thông qua những hoạt động đa dạng như: Tọa đàm, nghiên cứu lý luận, thực nghiệm,… nhằm định hình hướng đi và tìm ra giải pháp phù hợp”.

——————————–

Về LIXIL

LIXIL tạo ra các sản phẩm về công nghệ nước và nhà ở tiên phong, giải quyết các thách thức hàng ngày, hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi nhà hoàn thiện hơn cho mọi người, ở mọi nơi. Thừa kế di sản Nhật Bản, LIXIL tạo ra công nghệ hàng đầu thế giới và đổi mới để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao giúp biến đổi ngôi nhà. Nhưng sự khác biệt của LIXIL là cách thực hiện điều này; thông qua thiết kế có ý nghĩa, tinh thần doanh chủ, cống hiến để cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người và tăng trưởng kinh doanh có trách nhiệm. 

Tại Việt Nam, LIXIL hiện diện với 4 thương hiệu GROHE, INAX, American Standard và Tostem với 11 nhà máy, hơn 3,300 nhân viên và hơn 8,000 hệ thống cửa hàng trên toàn quốc.

——————————–

Về American Standard

Là một trong những nhãn hàng tiêu biểu trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh, American Standard đã dành được lòng tin từ khách hàng nhờ không ngừng mang đến phong cách, chất lượng và sự tin cậy tới không gian tắm. Hiện nay, với nền tảng hơn 140 năm kinh nghiệm tiên phong, American Standard tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn trong việc đem đến giải pháp phòng tắm đáng tin cậy được kết hợp với thiết kế thiết thực và công nghệ tân tiến nhằm tạo ra không gian phòng tắm đầy cuốn hút. Bạn sẽ tìm thấy ở những không gian như vậy sự thoải mái, tiện nghi và vệ sinh sạch sẽ.

—————————–

Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 bởi LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội KTS Việt Nam, được bảo trợ bởi Hội KTS TP.HCM; Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA); Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam; UBND quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Chương trình do Kienviet Media thực hiện. Thông qua các hoạt động kết nối, tương tác, nghiên cứu chuyên sâu, ALP 2021 – 2022 kiến tạo một nền tảng chung để các công ty kiến trúc, kiến trúc sư, chủ đầu tư, chuyên gia trong ngành Kiến trúc – Xây dựng cùng hợp tác đem tới giải pháp, đề xuất giải quyết các vấn đề trong thực tiễn môi trường xây dựng tại Việt Nam, hướng đến tương lai không gian sống tối ưu cho người Việt.

Xem thêm chi tiết chương trình tại: http://alplixil.com/

XEM THÊM

  • Sống tiện lợi – Xu hướng tất yếu cho không gian nhà ở Việt Nam
  • Architecture Leader Perspective (ALP) tái khởi động với mục tiêu mới
  • Tọa đàm và ra mắt cuốn sách “HOUSES & PEOPLE” (Đoàn Thanh Hà: Nhà cửa & Con người)
Bình luận từ Facebook

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020