Chuyên mục  


  • Mẹo dùng chảo gang nấu ăn ngon bất bại ai cũng cần biếtĐọc ngay

Chảo thép carbon là loại chảo được làm từ sắt và carbon, trong đó tỷ lệ tiêu chuẩn là sắt trong khoảng 96% và carbon từ 2% đến 4%. 

Chảo thép carbon có thể sử dụng tốt với mọi loại bếp và lò nướng hiện nay. Ngoài ra, chảo cũng có thể dùng để chiên, rán, xào, rang đồ ăn một cách dễ dàng và hiệu quả. Loại chảo này luôn được các nhà hàng tại Mỹ ưu tiên sử dụng.

Độ bền của chảo thép carbon khá cao, nếu sử dụng và bảo quản đúng cách bạn có thể sử dụng trong khoảng thời gian tương đối dài. Về trọng lượng thì chảo thép carbon nhẹ hơn nhiều so với chảo gang khi đánh giá trên cùng một đường kính lòng chảo. Nhờ đó, sản phẩm này sẽ phù hợp hơn rất nhiều khi trong gia đình có phụ nữ thường hay vào bếp. Với khả năng truyền dẫn nhiệt rất nhanh và đều, ổn định giúp đồ ăn chín một cách toàn diện, chảo thép carbon tiết kiệm tối đa thời gian nấu nướng.  

Và các chị em nếu thích sử dụng các loại chảo thép cacrbon chắc không còn lạ lẫm gì với khái niệm tôi dầu cho chảo. Đây là phương pháp tạo lớp bảo vệ và củng cố khả năng chống dính tự nhiên đầy hiệu quả cho các sản phẩm chảo thép.

Với một số sản phẩm chảo thép carbon khi mới mua về đã có sẵn lớp dầu được tôi bởi nhà sản xuất. Nhưng nếu bạn muốn sản phẩm giữ vững được chất lượng, việc tôi dầu lại sau 2-3 tháng sử dụng là điều rất nên làm.

Với chị Nhật Thảo cũng vậy. Cứ sau khoảng 1 thời gian sử dụng, chị lại thực hiện các thao tác tôi dầu cho chảo ngay tại nhà.

Chị Nhật Thảo. Ảnh: NVCC

Vì thích và mê sử dụng chảo thép mà gia đình chị Nhật Thảo sở hữu bộ sưu tập khoảng 4-5 sản phẩm chảo đủ kích thước khác nhau để phục vụ nhu cầu nấu nướng của bản thân. Cũng nhờ sở thích cá nhân mà chị Nhật Thảo có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về cách sử dụng và chăm sóc chúng.

Chị Nhật Thảo chia sẻ, phương pháp tôi dầu khá đơn giản, dễ thực hiện và cũng không mất nhiều chi phí. Nếu chị em thích sử dụng chảo thép cũng đừng quá lo lắng lớp chống dính sẽ bị hỏng nhanh chóng vì với cách tôi dầu được chị Nhật Thảo hướng dẫn dưới đây sẽ giúp ích được rất nhiều.

Bộ sưu tập những chiếc nồi và chảo thép của chị Nhật Thảo. Ảnh: NVCC

Theo chị Nhật Thảo, trước khi bắt tay vào tôi dầu cho chảo thép carbon tại nhà mà không cần lò nướng, chị em cần chuẩn bị những vật dụng cơ bản sau:

- Giẻ rửa bát

- Dầu ăn hoặc khối mỡ

- Găng tay

- Khăn lau hoặc khăn giấy

Và dưới đây là cách chị Nhật Thảo thực hiện việc tôi dầu cho chảo thép carbon, chị em có thể đọc và tham khảo nhé.

Bước 1: Làm sạch chảo thép carbon: Dùng mặt màu xanh của giẻ rửa bát để làm sạch chảo.

Lưu ý là cần sử dụng mặt màu xanh của giẻ rửa bát để làm sạch chảo.

Bước 2: Bật bếp và nung đều các góc cho chảo nóng và chuyển màu.

Đây là chảo sau khi chuyển màu vì được nung dưới lửa.

Bước 3: Cho 4-5 thìa dầu ăn vào chảo đun sôi và nghiêng các mặt chảo thép carbon cho dầu ăn láng đều khắp bề mặt của lòng chảo.

Ngoài dầu ăn bạn có thể sử dụng mỡ để tôi chảo.

Thao tác nghiêng mặt chảo thép carbon cho dầu ăn láng đều khắp bề mặt của lòng chảo phải thực hiện đều tay và liên tục.

Bước 3: Tiếp tục đun cho đến khi bề mặt chảo chuyển sang màu nâu. Dùng giấy lau sạch dầu thừa.

Cứ tiếp tục đun đến khi mặt chảo chuyển màu.

Dùng giấy ăn để lau sạch phần dầu thừa ở trên chảo.

Vết dầu thừa tạo cặn bẩn và dính vào chảo nếu như bạn không lau sạch nó.

Bước 4: Sau khi tắt bếp lau sạch chảo. Bạn đợi chảo nguội rồi cất lên giá. Lưu ý: Với gia đình có trẻ em, bạn nên trông giữ trẻ cho đến khi chảo nguội hoàn toàn để tránh trẻ chạm vào chảo và bị bỏng.

Chảo sau khi được tôi bằng dầu sẽ có lớp bóng như gương, bề mặt chống dính được tăng lên gấp nhiều lần.

Sau khi tôi dầu, chị Nhật Thảo cũng thử nghiệm thêm bằng cách tráng trứng mà không sử dụng dầu xem độ chống dính của chảo đã thay đổi như thế nào.

Đầu tiên, bóc trứng và thả vào chảo để chiên. Lưu ý là không sử dụng dầu để kiểm tra độ chống dính của chảo. Sau khi chờ se mặt trứng, lật trứng lại để xem độ chống dính của chảo.

Thử nghiệm bằng cách đập trứng vào chảo chiên mà không sử dụng dầu.

Trứng sau khi dán có thể lật lại mà không bị dính vào chảo.

Chị Nhật Thảo cũng lưu ý thêm, nếu vì một nguyên nhân nào đó, bạn không sử dụng chảo, bạn hãy thoa lên chảo một lớp dầu để bảo quản chảo. "Có lần mình không dùng chảo lâu mà quên không rửa kĩ nên chảo xuất hiện một số điểm gỉ sắt. Lúc này, chỉ cần lấy dầu rửa bát pha loãng với nước ấm, rồi lau và cọ rửa cho hết lớp gỉ sắt. Tiếp đó tiến hành tôi dầu như cách trên là xong xuôi, chảo lại như mới".

Ngoài ra khi chọn chảo gang, bạn cũng có thể dựa trên 2 tiêu chí đơn giản sau:

- Thứ nhất là hãng sản xuất. Chảo gang rất bền, nếu nó là gang chất lượng tốt. Vì vậy, bạn nên tìm chỗ mua hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Thứ hai là kích cỡ của chảo. Tiêu chí này tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người và mỗi gia đình. Chị Nhật Thảo chọn chảo có đường kính 23cm, chảo đủ to để xào nấu. Có kích cỡ lớn hơn là 26cm, lòng chảo cũng sâu hơn, thích hợp cho hộ gia đình nhỏ. Có một số kích cỡ nhỏ hơn như 8, 12, 16cm,...

"Dù phải săn sóc kĩ càng hơn chút nhưng chảo gang thực sự đã chinh phục mình. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong căn bếp của mình. Bạn hãy coi chảo gang như một khoản đầu tư nho nhỏ, chỉ cần giữ gìn một chú thì hạn tuổi thọ cực cao hơn gấp nhiều lần các loại chảo thông thường trên thị trường", chị Nhật Thảo cho biết.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020