Thiết kế của văn phòng Atelier-r không chỉ giữ nguyên nét cổ điển cho tòa lâu đài lịch sử mà còn tạo nên vẻ đẹp hiện đại trong từng không gian.
Thông tin dự án
- Nhóm thiết kế: Robert Randys, Lucie Rohelová, Adéla Tomečková, Milena Koblihová, Daria Johanesová / Atelier-r
- Kiến trúc sư chủ trì: Miroslav Pospíšil, Martin Karlík
- Kỹ sư kết cấu công trình: Ladislav Klusáček
- Kỹ sư kết cấu thép: Jan Lukáš
- Phụ trách phục hồi các bức tường lịch sử: Pavel Fára
- Nhà thầu: Hochtief and Archatt Památky
- Nhà thầu kết cấu thép: Zámečnictví Sloupský
Các KTS của Atelier-r đã thêm các cây cầu thép để giúp du khách có thể tham quan tàn tích của lâu đài Helfštýn, nằm ở phía Đông của Cộng hòa Séc một cách tốt hơn. Đây là khu phức hợp lâu đài lớn thứ hai ở Cộng hòa Séc. Trước tình trạng xuống cấp của các bộ phận tòa nhà, nhà chức trách đã phải đóng cửa không cho công chúng tham quan để đảm bảo an toàn.
Phần lớn công việc cải tạo là giữ lại hiện trạng, bảo tồn như một tàn tích cổ xưa, vì đây là di sản văn hoá của cả một đất nước. Để bảo tồn các phần bên trong công trình, một lớp kính đã được đặt trên mái để tăng khả năng chống chịu thời tiết đồng thời vẫn lấy được ánh sáng tự nhiên, cùng với đó, góc nhìn từ bên ngoài sẽ không mất đi vẻ cổ kính của tòa lâu đài.
“Chúng tôi muốn bảo tồn các giá trị lịch sử thông qua kiến trúc hiện đại mà vẫn hướng tới mục đích thẩm mỹ, thu hút khách du lịch“, Miroslav Pospíšil, Giám đốc Atelier-r chia sẻ.
Ý định kết hợp kiến trúc đương đại vào trong một công trình lịch sử là lựa chọn hợp lý, giúp tạo ra các bậc thang ở tầng trệt để du khách có thể tiếp cận công trình một cách dễ dàng.
Bên cạnh hệ thống mái, công trình còn được bổ sung cầu thang, cầu đi bộ để tạo ra tuyến đường thăm quan tàn tích cho du khách. Theo thời gian, vì sự ăn mòn mà một số khu vực của lâu đài đã bị sập và không thể tiếp cận được, các KTS đã đưa ra giải pháp là tạo ra các cây cầu thép để di chuyển và khám phá sâu hơn về công trình.
Văn phòng Atelier-r đã sử dụng các cây cầu thép màu cam (màu cam ở đây có sẵn trong quá trình sản xuất nên không cần phải sơn), chúng cũng khá tương đồng với công trình, khiến cho các yếu tố lịch sử và hiện đại như được đồng nhất.
“Kiến trúc theo định nghĩa của chúng tôi là phải dễ hiểu, dễ tiếp cận đối với mọi người. Vì thế, tạo ra tuyến đường mới là có mục đích rõ ràng và không làm mất đi vẻ cổ kính“, Pospíšil chia sẻ.
“Concept của chúng tôi tôn trọng và mong muốn bảo tồn những giá trị lịch sử đó một cách tốt nhất“. Các yếu tố hiện đại được sử dụng không lấn át đi vẻ đẹp tòa lâu đài, chúng tôi cố gắng tạo ra chất kết dính giữa chúng.
Điều quan trọng ở đây là chọn vật liệu có độ bền theo thời gian, vì thế, chúng tôi lựa chọn thép Corten, đây là loại thép có thành phần đặc biệt, có cả kẽm, niken, photpho để chống ăn mòn và rất hợp với công trình lịch sử như lâu đài Helfštýn. Hơn nữa, lâu đài Helfštýn cũng nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống về luyện kim.
Sau khi hoàn thành, chúng tôi hy vọng khách tham quan sẽ có những trải nghiệm mới lạ, để hiểu thêm về các giá trị lịch sử của công trình có từ thế kỷ 13 này. Sự cải tiến giúp khách tham quan có thể quan sát rõ hơn các chi tiết của công trình mà trước đây không thấy được.
Đứng trên cây cầu sắt, nhìn ngắm công trình, bạn sẽ hiểu hơn về các giá trị lịch sử cũng như mục đích xây dựng các lối đi này.
Xem thêm hình ảnh:
Biên dịch | Hoàng Anh (Nguồn: Dezeen)
XEM THÊM:
- Thanh Long Bay – Những “chiếc hộp cảnh quan” hướng biển | MIA Design Studio
- HAN House – Nơi thưởng trà lý tưởng | Dake Architectural Design
- Traversa House – Nơi lưu giữ những giá trị của kiến trúc bản địa | Marina Vella Arquitectura