Trong trường hợp hỏa hoạn, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ tính mạng của con người. Tất cả cư dân trong tòa nhà cần được sơ tán nhanh chóng, và thời gian thoát hiểm phụ thuộc nhiều vào khả năng chịu lửa của vật liệu.
Để tạo điều kiện và tối ưu hóa quá trình thoát hiểm, Liên minh Châu Âu đã thông qua Tiêu chuẩn EN 15301, đưa ra quy trình phân loại phản ứng của từng loại vật liệu, sản phẩm với lửa. Theo tiêu chuẩn này sẽ xác định được đặc tính chống cháy của từng loại vật liệu khác nhau. Cách phân loại được thống nhất và so sánh dựa trên các phương pháp thử giống nhau, hiện được sử dụng làm tài liệu tham khảo ở nhiều nước trên thế giới.
Dưới đây là một số phản ứng và khả năng chống cháy để phân loại vật liệu, sản phẩm:
Phản ứng với lửa
Theo tiêu chuẩn châu Âu dựa trên phản ứng với lửa, các vật liệu và sản phẩm được chia thành 7 thang Euroclass khác nhau bao gồm: A1, A2, B, C, D, E và F. Cụ thể có thể dựa vào bảng tiêu chuẩn EN 15301 dưới đây:
Ngoài thang đo trên còn một số phân loại bổ sung về khói (S) và tàn lửa (D).
Trong đó:
Thang khói (S) được chia thành 3 cấp:
S1: độ mờ và tạo khói thấp
S2: độ mờ trung bình và tạo khói
S3: độ mờ cao và tạo khói
Thang tàn lửa (D) chia thành 3 cấp:
D0: Không cháy giọt
D1: Cháy giọt chậm
D2: Cháy giọt mạnh
Khả năng chống cháy
Tương tự như phản ứng với lửa, khả năng chống cháy của vật liệu cũng được chia thành một số tiêu chí chính là REI (tính ổn định, tính toàn vẹn và khả năng cách ly). Các tiêu chí này được biểu thị bằng phút (30 phút, 60 phút, 90 phút…). Đó là thời gian mà một vật liệu có thể chịu đựng được khả năng chịu lửa.
Dịch: Vũ Hương | Nguồn: Archdaily
XEM THÊM
- Tiềm năng của tre và gỗ trong ngành xây dựng – Cuộc phỏng vấn với Pablo van der Lugt
- KTS Nishan Kazazian: “Những gì kiến trúc có thể làm là tạo ra môi trường sống có ý nghĩa cho tất cả mọi người”
- Những xu hướng kiến trúc và thiết kế sẽ “lên ngôi” trong năm 2022