Tuổi thọ trung bình của các tòa nhà ở các nước phát triển đang giảm xuống, chỉ còn khoảng 70 năm ở Mỹ và ít nhất là 30 năm ở Nhật Bản. Đây không phải là tiến bộ. Tòa nhà bền vững nhất trên hành tinh có thể không phải là một số công trình mới được chứng nhận BREEAM hoặc LEED, mà là một cái gì đó giống như đền thờ Pantheon ở Roma.
Không có gì đặc biệt về khuôn viên chung của các văn phòng hình hộp tồi tàn mà Google cho thuê và sau đó mua lại. Nó đã được cải tạo và thiết kế bởi Clive Wilkinson, cùng với các chuyên gia cảnh quan của văn phòng DEGW, phản ánh một nền văn hóa doanh nghiệp ưa thích thử nghiệm những cái mới. Công trình sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, cung cấp tới 1/3 lượng điện năng. Nhưng điều làm cho nó trở nên đặc biệt ngay từ ngày đầu là nó tối giản, bền vững và nó là công trình cải tạo. Nó không cố gắng thay đổi những gì thuộc về quá khứ, thay vào đó, bằng các chiến lược tổng thể về tái sử dụng và trang bị thêm các công nghệ mới, sử dụng năng lượng sạch làm sống dậy công trình, hoạt động tốt và chắc chắn là bền vững trong tương lai.
Tính bền vững trong môi trường xây dựng được thể hiện qua lượng phát thải CO2: từ vòng đời của vật liệu, chuỗi cung ứng đến tầm nhìn khi thiết kế, vì khi phần “gốc rễ” bền vững thì hệ quả tất yếu là công trình sẽ hiệu quả về mặt năng lượng. “Từ cách một viên gạch được khai thác và sản xuất, vận chuyển như thế nào sẽ suy ra được tác động của nó trong 100 hoặc 2.000 năm tiếp theo”, đó là cách nói của chuyên gia nghiên cứu lịch sử Kiến trúc Kiel Moe. Ông là tác giả của cuốn sách “Empire State and Building”.
Lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu, nhưng tác động năng lượng có hệ thống của nó có thể còn lớn hơn rất nhiều. Chúng ta được khuyến khích tắt các thiết bị điện khi không sử dụng và tiết kiệm nước trong công trình, nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh. Khoảng 80% lượng phát thải liên quan đến một tòa nhà là đến từ việc khai thác; trong quá trình thi công, sản xuất, bảo trì và phá dỡ, 20% còn lại liên quan đến vận hành toà nhà như làm mát và chiếu sáng. Một số mô hình giả định tuổi thọ của tòa nhà là 50 năm thì lượng phát thải chủ yếu đến từ quá trình thi công và phá hủy. Vậy nên chúng ta chỉ đang giải quyết vấn đề ở phần “ngọn”.
Tòa nhà IKEA năm 2016 ở Greenwich, London, được cho là công trình bền vững nhất của công ty. Nó có hệ thống thu nước mưa và khoảng 9000m2 các tấm pin mặt trời. Tuy nhiên để xây dựng công trình này, người ta đã phải phá bỏ một siêu thị được xây dựng vào năm 1999. Đây là tòa nhà thương mại đầu tiên nhận được xếp hạng “xuất sắc” từ chứng nhận BREEAM trao bởi một cơ quan của Anh và đã lọt vào danh sách Giải thưởng RIBA Stirling. Việc phá bỏ một cấu trúc chỉ sau 15 năm sử dụng (tuổi thọ thực tế lên đến 150 năm), khiến chúng ta phải đặt lại câu hỏi về tính bền vững thực sự.
Các loại chứng nhận được trao cho siêu thị Sainsbury bị phá bỏ đó và có lẽ là cho IKEA. Chúng cho phép chúng ta cảm thấy tốt hơn về công trình xây dựng mới, khang trang, nhưng có lẽ chúng ta nên học cách cảm thấy tồi tệ. Những chứng nhận như vậy có xu hướng ưu tiên những cải tiến trong quá trình vận hành hơn là bắt đầu từ chuỗi cung ứng và quá trình thi công. Lượng phát thải CO2 liên quan đến nhôm, thép và bê tông đã thúc đẩy các KTS như David Benjamin của tạp chí The Living ở New York xem xét lại bản chất của vật liệu. Chúng ta nên quan tâm đến vật liệu nhiều hơn, từ việc sử dụng tro bay làm chất thay thế xi măng đến xây dựng các công trình lớn bằng gỗ, một vật liệu không phát thải, từ đó đưa ra các hướng tiếp cận mới.
Tuổi thọ trung bình của các tòa nhà ở các nước phát triển đang giảm xuống, chỉ còn khoảng 70 năm ở Mỹ và ít nhất là 30 năm ở Nhật Bản. Đây không phải là tiến bộ. Các thái cực mới của quá trình đô thị hóa và nông thôn hóa không chỉ đòi hỏi những tòa nhà mới mà còn phải có những cách thức xây dựng mới, giúp hiệu quả về mặt năng lượng hơn. Chúng ta đã quen với việc coi môi trường tự nhiên là một nguồn tài nguyên vô tận, nhưng thực tế chúng cần được bảo tồn và sử dụng một cách cẩn thận. Tòa nhà bền vững nhất trên hành tinh có thể không phải là một số công trình mới được chứng nhận BREEAM hoặc LEED, mà là một cái gì đó giống như Điện Pantheon ở Rome. Trong 1.893 năm qua do được sử dụng liên tục như một địa điểm công cộng và tôn giáo, chi phí để vận chuyển những cột đá đó từ Ai Cập đến Ý thực sự trở nên rất thấp.
Không phải tòa nhà nào cũng đáng yêu và bền như ngôi đền cổ đó. Ví dụ, ở Mỹ, nguồn tài nguyên không phải đến từ tự nhiên mà là hệ thống hàng nghìn công trình còn sử dụng tốt được xây dựng từ khoảng năm 1955 đến 1995. Văn phòng Kiến trúc Lacaton & Vassal ở Pháp đã cho thấy những loại tòa nhà hiện đại cũ kỹ có thể được cải tạo tốt đến như thế nào. Các KTS của văn phòng có thể bổ sung khoảng 500 căn nhà ở xã hội vào đầu những năm 1960 ở Bordeaux nhưng không phải bằng cách phá dỡ thô bạo, mà bằng cách cải tạo lại mặt đứng, mở rộng thêm không gian dành cho việc tắm nắng, trồng cây. Cách tiếp cận này cho phép những người cư trú được ở lại trong suốt quá trình xây dựng, đan xen cả cũ và mới, làm và ở, đồng thời thêm vẻ trang nhã cho các mặt đứng công trình. Đáng chú ý là những ví dụ điển hình thường là ở châu Âu, không phải của Mỹ. Với những cái cũ, hãy để nó như vậy thay vì phá bỏ hãy nghĩ cách làm các công trình đó tốt lên!
Dịch: Hoàng Anh | Nguồn: Metropolis
XEM THÊM
- Kiến trúc và tính bền vững trong thời đại COVID-19
- Thiết kế không gian học tập: Kiến trúc là một công cụ giảng dạy
- Tiềm năng của tre và gỗ trong ngành xây dựng – Cuộc phỏng vấn với Pablo van der Lugt