Chuyên mục  


Kiến trúc sư đoạt giải Pritzker 2019 Arata Isozaki vừa qua đời tại nhà riêng ở Okinawa vào ngày 29/12/2022, hưởng thọ 91 tuổi. Cùng kienviet điểm lại 11 dự án nổi bật của vị kiến trúc sư Nhật Bản tài danh này.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-20.jpgKiến trúc sư Arata Isozaki. Ảnh: © Pritzker Architecture Prize

Kiến trúc sư Nhật Bản Arata Isozaki, một trong những kiến trúc sư có tầm ảnh hưởng nhất thời hậu chiến, vừa qua đời ở tuổi 91 tại nhà riêng ở Okinawa. 

Xuyên suốt sự nghiệp dài 6 thập kỷ của mình, Isozaki chịu trách nhiệm thiết kế cho hơn 100 công trình. Ông được biết đến với lối kiến trúc thô mộc Nhật Bản thời kỳ đầu như Thư viện tỉnh Ōita và về sau là các công trình thuộc Chủ nghĩa Hiện đại quốc tế như Bảo tàng Nghệ thuật đương đại ở Los Angeles.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-11.jpgThư viện Trung tâm Kitakyushu là một trong những công trình theo chủ nghĩa thô mộc đầu tiên của KTS Isozaki. Ảnh: Yasuhiro Ishimoto

Trải qua chặng đường hành nghề, ông đã dành được nhiều giải thưởng uy tín trong giới kiến trúc. Giám đốc điều hành của giải Pritzker vào thời điểm đó, Martha Thorne, đã nhận xét về KTS Isozaki: “Ông ấy là một kiến trúc sư không chạy theo xu hướng, nhưng không ngừng phát triển qua nhiều năm. Nếu chúng ta nhìn vào những tác phẩm đầu tiên, so sánh chúng với những tác phẩm ở giữa, và cuối cùng là những tác phẩm gần đây nhất, chúng ta sẽ thấy rằng chúng hoàn toàn khác nhau.”

Dưới đây là 11 dự án quan trọng của KTS Arata Isozaki:

  1. Thư viện tỉnh Ōita, Ōita, Nhật Bản, 1966

Một trong những tác phẩm ban đầu đáng chú ý nhất của ông được hoàn thành ngay sau khi ông thành lập xưởng vẽ của mình vào năm 1963, Thư viện tỉnh Ōita. Công trình kết hợp các yếu tố của chủ nghĩa thô mộc và thuyết chuyển hóa luận của Nhật Bản.

Công trình tại quê hương Ōita của Isozaki, tòa nhà bê tông cốt thép được xây dựng với cấu trúc khung có các dầm hình ống treo được thiết kế để cho phép mở rộng cấu trúc.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-32.jpgSự nghiệp của Isozaki bắt đầu với công cuộc tái thiết Nhật Bản sau chiến tranh. Thư viện Tỉnh Ōita bằng bê tông trần (được đổi tên thành Ōita Art Plaza) ở quê hương ông là một trong những dự án đầu tiên của kiến trúc sư. Ảnh: Yasuhiro Ishimoto kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-31.jpgThư viện Ōita năm 1966 giờ là Trung tâm Nghệ thuật Ōita. Ảnh: kentamabuchi
  1. Thư viện trung tâm Kitakyushu, Fukuoka, Nhật Bản, 1974

Được thiết kế để chứa một thư viện, bảo tàng lịch sử và trung tâm nghe nhìn, Thư viện Trung tâm Kitakyushu có hai cấu trúc hình vòm trống (barrel-vaulted) trên cùng có mái bằng đồng.

Các sườn bê tông của cấu trúc hình vòm được để lộ ra khắp phần nội thất cong của công trình.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-30.jpgThư viện ở Fukuoka, Nhật Bản này được lấy cảm hứng từ thiết kế hoành tráng, chưa thực hiện của Étienne-Louis Boullée cho Thư viện Quốc gia Pháp vào năm 1785. Bản vẽ do Arata Isozaki và Cộng sự cung cấp kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-35.jpgKhu tổ hợp thư viện Công cộng Trung tâm Kitakyushu và Bảo tàng Văn học Kitakyushu. Ảnh: Mainichi/Osamu Sukagawa kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-37.jpgPhần tường ngoại thất của khu tổ hợp được chụp lại vào năm 2020. Ảnh: Mainichi/Osamu Sukagawa kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-36.jpgNhững thanh xà hình vòm đỡ trần được để lộ trong khu tổ hợp có từ năm 1975. Ảnh: Mainichi/Osamu Sukagawa
  1. Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Gunma, Nhật Bản, 1974

Được coi là một trong những kiệt tác của Isozaki, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Gunma có tính thẩm mỹ tối giản để kiến trúc không cạnh tranh với các vật trưng bày.

Công trình bao gồm sự sắp xếp các hình khối, kết hợp với nhau để tạo thành một khối hình chữ nhật lớn với các cánh nhô ra. Isozaki đã mở rộng bảo tàng vào năm 1994.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-24.jpgBảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Gunma được xây dựng dựa trên ý tưởng của kiến trúc sư về “phòng trưng bày nghệ thuật là khoảng trống”. Ảnh: Yasuhiro Ishimoto kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-43.jpgNó bao gồm một hệ thống các hình khối tạo thành một xương sống chính hình chữ nhật với hai cánh nhô ra. Khái niệm về hình khối mở rộng đến các không gian bên trong như sảnh đợi, phòng trưng bày cũng như các khu vực bên ngoài bao gồm cả hồ phản xạ kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-40.jpgBảo tàng đã được mở rộng để chứa một nhà hàng (1994) và phòng trưng bày nghệ thuật đương đại (1997), tất cả đều tiếp tục cách tiếp cận hình học ban đầu. Ảnh: Yasuhiro Ishimoto
  1. Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Los Angeles, Mỹ, 1986

Được coi là một trong những kiệt tác của Isozaki, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại được đặt ở Los Angeles năm 1986.

Ông được truyền cảm hứng bởi cả kiến trúc cổ điển và văn hóa đại chúng Los Angeles, tòa nhà bằng đá sa thạch có dạng hình học riêng biệt với các phòng trưng bày chính nằm dưới sân trung tâm và được thắp sáng bởi giếng trời hình kim tự tháp.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-9.jpgThiết kế nổi bật với đá sa thạch tạo tương phản với các tòa nhà cao tầng xung quanh. Ảnh: Yasuhiro Ishimoto kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-10.jpgThiết kế lối vào. Ảnh: © MOCA kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-29.jpgNgoại thất phần mái tam giác. Ảnh: © MOCA
  1. Palau Sant Jordi, Tây Ban Nha, 1992

Một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất của Isozaki là Palau Sant Jordi ở Barcelona, một cơ sở thể thao được hoàn thành cho Thế vận hội Olympic mùa hè 1992.

Nhà thi đấu có sức chứa 17.000 chỗ ngồi được bao phủ bởi mái vòm được làm bằng các mái vòm truyền thống của xứ Catalan và được hoàn thiện bằng các vật liệu có nguồn gốc địa phương bao gồm gạch, ngói, kẽm và đá travertine.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-23.jpgPalau Sant Jordi được thiết kế cho Thế vận hội Olympic mùa hè 1992. Ảnh: Hisao Suzuki kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-15.jpgPalau Sant Jordi nằm trên sườn đồi Montjuïc, vẫn là cơ sở thể thao có mái che lớn nhất của Barcelona với sức chứa 17.000 người. Ảnh: Hisao Suzuki kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-13.jpgBên trong khán đài. Ảnh: tổng hợp
  1. Bảo tàng Domus, Tây Ban Nha, 1995

Trước đây được gọi là Casa del Hombre, Domus là một bảo tàng khoa học được thiết kế bởi Isozaki với sự hợp tác của César Portela.

Tòa nhà có những bức tường đá granit lớn và một mặt tiền cong duy nhất bao gồm 6.600 viên đá phiến, bao quanh một loạt không gian triển lãm được bố trí trên các nền tảng được kết nối bằng đường dốc.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-5.jpgMặt ngoài hướng ra biển tạo thành một bức tường cong bảo vệ, giống như cánh buồm hay vỏ sò, được ốp bằng các tấm đá phiến. Ảnh: tổng hợp kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-25.jpgBảo tàng khoa học tương tác này, dành riêng cho hoạt động khám phá loài người, nằm nhìn ra Vịnh Orzan trên một địa điểm từng là mỏ đá. Ảnh: Alessandra Chemollo kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-6.jpgMột bức tường khác dùng đá granit địa phương, ngoằn ngoèo tương tự như một bức bình phong gấp khúc. Ảnh: Alessandra Chemollo kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-7.jpgKhông gian bên trong công trình. Ảnh: Alessandra Chemollo
  1. Hội trường trăm năm Nara, Nhật Bản, 1999

Giành chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế được tổ chức vào năm 1992, không gian sự kiện đa chức năng này đã được hoàn thành cho lễ kỷ niệm 100 năm Nara được chính thức công nhận là thành phố.

Tòa nhà nổi bật bởi đường cong khổng lồ, mặt tiền bằng kẽm và gạch gốm màu xám, gợi liên tưởng đến mái của Chùa Todaiji trong thành phố.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-21.jpgCông trình được thiết kế có tính đến vị trí, địa điểm và hướng như một khối nguyên vẹn. Ảnh: Hisao Suzuki kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-14.jpgLối vào bên trong hội trường. Ảnh: Hisao Suzuki kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-3.jpgHình dạng cong làm nổi bật công trình so với bối cảnh xung quanh. Ảnh: Hisao Suzuki kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-33.jpgKhông gian bên trong hội trường. Ảnh: tổng hợp 
  1. Công viên Gốm sứ Mino, Nhật Bản, 2002

Một cây cầu đi bộ có trần bê tông chứa những mảnh gốm vỡ mở ra một quảng trường lớn trên sân thượng ở Công viên Gốm sứ Mino.

Isozaki đã chọn những viên đá có màu sắc khác nhau để ốp bên ngoài bảo tàng và các tòa nhà liền kề để bắt chước nhiều loại đất sét được tìm thấy ở tỉnh Gifu.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-19.jpgPhần sân bậc thang của bảo tàng thuộc Công viên gốm sứ Mino ở Gifu, Nhật Bản, bao gồm các không gian trưng bày, phòng hội nghị, nhà uống trà workshop công cộng. Nằm trong một thung lũng, nó hòa hợp với cảnh quan xung quanh và phục vụ như một phần mở rộng của địa hình. Ảnh: Hisao Suzuki kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-4.jpgTea houses. Ảnh: Hisao Suzuki kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-41.jpgCác vật liệu như gạch đá và gốm trong khu vực được sử dụng xuyên suốt, đồng thời các cấu trúc giống như con lắc và cột treo bảo vệ các phòng trưng bày trước nguy cơ động đất, do đó bảo vệ vật phẩm của bảo tàng. Ảnh: Hisao Suzuki
  1. Ark Nova, Nhật Bản, 2013

Isozaki đã làm việc với nghệ sĩ Anish Kapoor để tạo ra phòng hòa nhạc di động bơm hơi này, nó được tạo ra để lưu diễn ở các vùng bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần lớn vào năm 2011.

Công trình là một địa điểm biểu diễn 500 chỗ ngồi và được làm từ một màng nhựa co giãn có thể nhanh chóng bơm phồng hoặc tháo rời để vận chuyển đến một địa điểm mới.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-26.jpgArk Nova. Ảnh: Iwan Baan kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-17.jpgKhông gian nội thất bên trong dự án. Ảnh: Lucerne Festival Ark Nova. kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-16.jpgMô hình thể hiện không gian. Ảnh: Arch Nova kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-27.jpgMặt bằng bố trí chức năng. Ảnh: Arch Nova kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-28.jpgSơ đồ bố trí sân khấu dựa trên từng thể loại chương trình. Ảnh: Arch Nova
  1. Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar, 2013

Những chiếc cột giống như cái cây khổng lồ chống đỡ phần mái nhô ra của Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar, mà Isozaki đã thiết kế để liên tưởng đến cây Sidrat al-Muntaha linh thiêng của đạo Hồi.

Những chiếc cột đứng trước mặt tiền bằng kính hình chữ nhật lớn của tòa nhà, bao quanh trung tâm triển lãm lớn nhất ở Trung Đông, có sức chứa lên đến 7.000 người trong ba sảnh chính.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-22.jpgỞ bên ngoài tòa nhà, những cành cây lớn, cách điệu che chắn mặt tiền bằng kính và nâng đỡ mái vòm. Ảnh: Hisao Suzuki 1-2.jpgKhông gian sảnh chờ. Ảnh: Nelson Garrido 2.jpgNgoại thất công trình. Ảnh: Nelson Garrido
  1. Nhà hát Giao hưởng Thượng Hải, Trung Quốc, 2014

Phòng hòa nhạc uy tín này được thiết kế bởi Isozaki với sự cộng tác của nghệ sĩ âm thanh Yasuhisa Toyota, là ngôi nhà mới của Dàn nhạc Giao hưởng Thượng Hải.

Phòng hòa nhạc 1.200 chỗ nằm trong một tòa nhà hình yên ngựa được ốp bằng gạch đất nung. Cấu trúc nằm trên những lò xo khổng lồ bảo vệ nó khỏi hệ thống tàu điện ngầm bên dưới.

kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-18.jpgTọa lạc tại Khu phố Pháp ở Thượng Hải và được thiết kế với sự cộng tác của chuyên gia âm thanh Yasuhisa Toyota, hội trường dựa trên các lò xo để bù trừ rung động từ tàu điện ngầm bên dưới. Ảnh: Chen Hao kienviet-11-du-an-noi-bat-kts-arata-isozaki-42.jpgKhông gian nội thất khán phòng. Ảnh: Chen Hao

Biên dịch: Anh Tuấn

XEM THÊM: 

  • KTS Arata Isozaki và chặng đường thiết kế của ông
  • KTS Carl Pruscha hồi sinh kiến trúc bản địa vùng Nam Á
  • Kiến trúc sư duy nhất trong danh sách “Những người có tầm ảnh hưởng nhất năm 2021” của Tạp chí Time
  • Mario Botta: “Một công trình nổi bật vì nó có điều gì đó nói lên được bối cảnh xung quanh”
  • Kengo Kuma: Thế giới đang thay đổi toàn diện
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
12-head.jpg
Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng

Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more

36-head.jpg
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

47-head.jpg
Để có dòng sông đẹp chảy qua thành phố

Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more

58-head.jpg
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

79-head.jpg
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more

83-head.jpg
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020