Chuyên mục  


Lễ tốt nghiệp tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (Ảnh: NTU).

Qua đó, các trường đại học sẽ thể hiện được phương châm, mục tiêu giáo dục của họ rằng luôn quan tâm, cung cấp và bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành mà sinh viên lựa chọn.

Quyền trượng

Trên thế giới, các buổi lễ tốt nghiệp của các trường đại học thường được thực hiện theo các nghi thức truyền thống. Một trong những nét truyền thống ấy chính là sự hiện diện của cây quyền trượng hay còn gọi là cây chùy, được bắt nguồn từ nước Anh thời trung cổ.

Nguồn gốc và ý nghĩa của các cây quyền trượng trong lễ tốt nghiệp được lý giải theo các ý nghĩa khác nhau. Theo trang web của Đại học Washington (Mỹ), các buổi lễ quan trọng tại trường được bắt đầu bằng sự xuất hiện của quyền trượng cầm trong tay người đứng đầu nhà trường. Cây quyền trượng này chỉ được nhìn thấy tại các buổi lễ chào tân sinh viên, lễ tốt nghiệp, các buổi trao bằng danh dự cho sinh viên.

Đại diện Đại học Ronald M. Moore, Mỹ cầm quyền trượng (Ảnh: Washington).

Sự hiện diện của quyền trượng chính là biểu tượng của sự uy quyền, nhằm nhắc nhở tới các thế hệ sinh viên rằng các trường đại học là những người bảo vệ truyền thống học tập bền bỉ, lâu dài, vừa là người ban tặng sức mạnh tới người học. Hơn nữa, quyền trượng cũng như một lời nhắc nhở rằng quá trình học tập không phải lúc nào cũng thuận lợi và dễ dàng.

Quyền trượng của các trường đại học còn là một cây trượng được trang trí đẹp mắt, tượng trưng cho thẩm quyền quản lý và sự lãnh đạo hòa bình của các trường.

Hình ảnh quyền trượng của Đại học British Columbia (Ảnh: Graduation).

Giống như các trường đại học khác, quyền trượng của Đại học British Columbia cũng hiện diện trong các buổi lễ trang trọng. Hình ảnh con chim sấm sét được khắc cách điệu ở phía trên cây quyền trượng bằng đồng, nguyên liệu nghệ thuật đặc trưng của vùng bản địa Bờ biển Tây Bắc. Cây quyền trượng này lần đầu tiên được sử dụng tại cuộc họp mùa thu của Đại hội đồng trường, bởi Giám đốc Malcom McGregor.

Quyền trượng của Đại học Cornell (Mỹ) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1963, với thiết kế rất đặc biệt, bao gồm một trục bạc thuôn nhọn, bao quanh một viên kim loại vàng hình tròn. Những chiếc gọng bạc bao quanh quả địa cầu tượng trưng cho sự quan tâm phổ quát và các chi nhánh trên toàn thế giới của Cornell.

Quyền trượng của Đại học Cornell, Mỹ (Ảnh: Cornell).

Hình ảnh quyền trượng của Đại học Yale, Mỹ (Ảnh: Yalealumnimagazine).

Cây quyền trượng của Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (Ảnh: NTU).

Quyền trượng của Đại học Tôn Trung Sơn (Ảnh: Baidu).

Vòng cổ

Mề đay của Đại học bang Arizona, Mỹ (Ảnh: ASU).

Vòng cổ gắn mề đay (huy chương) thường được hiệu trưởng của các trường đại học đeo trong các buổi lễ chính thức, như lễ trao bằng. Trên mặt huy chương thường có tên, năm thành lập và biểu tượng của trường.

Tại hầu hết các lễ trao bằng tốt nghiệp, chỉ hiệu trưởng mới đeo vòng cổ kiểu này, thể hiện quyền điều hành chính thức.

Trang phục cử nhân

Trang phục chỉ được sử dụng trong các buổi lễ trang trọng ở bậc đại học có tên gọi là áo choàng cử nhân hoặc trang phục học thuật (Academic Dress). Loại trang phục này được coi là biểu tượng cho học vấn và tri thức ở bậc đại học, bắt nguồn từ thời trung cổ.

Ngày nay, áo choàng cử nhân là loại trang phục quen thuộc ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở một số nơi, màu sắc của trang phục này sẽ được quy định nghiêm ngặt, dựa theo đúng ngành học của sinh viên và tầm quan trọng của những buổi lễ quy định mặc trang phục này.

Các dạng áo choàng cử nhân dành cho sinh viên Đại học Oxford gồm lễ phục thường (bên trái), lễ phục cho các học giả (ở giữa), lễ phục dành cho sinh viên xuất sắc (bên phải). (Ảnh: Oxford).

Những chiếc áo choàng thụng may bằng vải dày trước đây chủ yếu có chức năng thiết thực vì chúng giữ ấm cho sinh viên bên trong các tòa nhà đại học lạnh giá ở châu Âu.

Trong khi đó, ý nghĩa của đội mũ trùm đầu trong lễ tốt nghiệp bắt nguồn từ trang phục của các thầy tu công giáo La Mã, những người đại diện cho trí thông minh và ưu tú. Thiết kế mũ tốt nghiệp đã có nhiều thay đổi qua thời gian và có nhiều phiên bản. Phổ biến nhất là kiểu mũ chóp cứng như tấm bìa, thường là hình vuông, có tua rua. Mỗi trường đại học lại có mũ đội đầu và lễ phục tốt nghiệp khác nhau về thiết kế và màu sắc.

Ca sĩ Taylor Swift trong lễ nhận bằng tiến sĩ tại Đại học New York (Ảnh: Pinterest).

Lễ phục của hiệu trưởng và sinh viên khác nhau. Đối với sinh viên, cũng có những trường không đi theo truyền thống. Ví dụ, sinh viên Đại học Charleston (Mỹ) không mặc áo choàng hoặc đội mũ khi tham gia lễ tốt nghiệp vào mùa xuân tổ chức ngoài trời. Thay vào đó, sinh viên mặc váy trắng hoặc áo jacket trắng. Còn lễ tốt nghiệp mùa đông được tổ chức ở trong nhà, với quy định về trang phục là tuxedo đen cho nam và váy đen cho nữ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020