Chuyên mục  


Kinh tế là một khối ngành tiềm năng mà được nhiều sĩ tử lựa chọn. Tại Hà Nội, có 4 "ông lớn kinh tế" cực nổi trội mà sĩ tử thường nhắc đến mỗi khi muốn thi vào ngành này. Đó chính là: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính và Học viện Ngân hàng. Đây đều là những trường có chất lượng giảng dạy uy tín và đáng được sĩ tử "chọn mặt gửi vàng".

Dưới đây là đề án tuyển sinh, phương thức xét tuyển năm 2024 của 4 trường đại học đào tạo về kinh tế hàng đầu cả nước.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Năm 2024, trường Đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng theo quy chế và đề án tuyển sinh (2%); Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (18%); Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của Trường (80%).

photo-8-1710411772905991088043.jpg

3 phương thức xét tuyển của trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Với phương thức xét tuyển kết hợp năm 2024, trường tuyển sinh gồm 3 nhóm đối tượng. Theo đó, phương thức xét tuyển kết hợp đại học chính quy năm 2024 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân gồm 3 nhóm đối tượng.

Nhóm 1 gồm các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT.

Nhóm 2 gồm các thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội hoặc (APT) của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội, hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (CCTAQT) kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên.

Nhóm 3 sử dụng kết hợp điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lưu ý, thí sinh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và 1 năm kế tiếp. Trường không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.

photo-7-171041177144247854233.jpg

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển. Thí sinh diện tuyển thẳng nếu không sử dụng quyền này sẽ chỉ được cộng điểm ưu tiên xét tuyển nếu đăng ký xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đọc toàn bộ đề án TẠI ĐÂY.

Trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương cũng đã thông báo phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2024. Cụ thể, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy của Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 dự kiến là 4.130 chỉ tiêu cho cả trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.

Năm 2024, trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển sinh thêm ngành Khoa học máy tính, chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh, đồng thời bắt đầu tuyển sinh chương trình song bằng với Đại học Queensland (Australia) ngành Kinh doanh quốc tế, chương trình Kinh doanh quốc tế (International Business) và Phân tích dữ liệu kinh doanh (Business Analytics) tại trụ sở chính Hà Nội.

photo-6-1710411770361270687236.jpeg

Trường Đại học Ngoại thương

Năm 2024, trường tiếp tục giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2023, cụ thể:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên của các trường THPT/

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp môn xét tuyển của trường.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2024.

Phương thức 6: Xét tuyển thẳng năm 2024.

Đọc toàn bộ phương thức xét tuyển TẠI ĐÂY.

Học viện Tài chính

Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Học viện Tài chính dự kiến là 4.500. Trong đó, chương trình chuẩn là 3.100 chỉ tiêu; chương trình đào tạo định hướng CCQT là 1.280; chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng cử nhân - DDP là 120. Năm nay, trường tuyển thêm 2 ngành mới là: Digital Marketing theo định hướng ICDL và chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch thuộc khoa Quản trị kinh doanh.

photo-5-1710411768608595907186.jpg

Chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Tài chính 2024

Năm nay, Học viện Tài chính có 5 phương thức tuyển sinh, gồm:

- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xét tuyển học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập THPT.

- Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024.

photo-4-17104117660231591568825.jpg

Học viện Tài chính

Chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi THPT ít nhất bằng 60%; xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy ít nhất 5%, số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và xét tuyển kết hợp.

Đọc toàn bộ đề án tuyển sinh TẠI ĐÂY.

Học viện Ngân hàng

Năm nay, Học viện Ngân hàng tuyển 3514 chỉ tiêu, tăng hơn 200 chỉ tiêu. Mở mới hai ngành là Marketing và Kiểm toán và 5 chương trình đào tạo mới gồm các chương trình chất lượng cao ngành Ngân hàng và Tài chính quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đầu tư và Marketing số, cùng chương trình chuẩn ngành Kiểm toán.

photo-3-17104117650251625608663.jpg
photo-2-1710411763702379905467.jpg

Chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành của Học viện Ngân hàng

Học viên Ngân hàng công bố các phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế; Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực (V-SAT, HSA); Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Học viện Ngân hàng sử dụng năm phương thức, gồm xét tuyển thẳng, dựa vào học bạ (20% tổng chỉ tiêu), xét chứng chỉ quốc tế (15%), xét điểm thi đánh giá năng lực (15%) và xét điểm thi tốt nghiệp THPT (50%).

photo-1-17104117609691431997808.jpg

Học viện Ngân hàng

Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT 2024: Thí sinh có tổng điểm thi THPT 2024 của 03 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2024).

Đối với các phương thức xét tuyển sớm (các phương thức còn lại), ngưỡng đảm bảo chất lượng là điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển tương ứng với từng phương thức xét tuyển.

Đọc toàn bộ đề án tuyển sinh TẠI ĐÂY.

Tổng hợp

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020