Cụ thể, câu hỏi nghị luận đưa ra hình 4 cái cây. Trước sự tự tin của một cây cao và nổi bật nhất, 3 cây còn lại có những phản ứng, lời nói, thái độ khác nhau.
Cây số 2 nói: "Tớ sẽ có cách cưa bớt cậu làm cho cậu thấp hơn. Và tớ sẽ nổi bật nhất".
Cây số 3 nói: "Tớ sẽ cố gắng từng ngày để mình cao hơn. Và đến lúc nào đó tớ sẽ nổi bật nhất".
Cây số 4 nêu quan điểm: "Với tớ thì việc cậu cao hay thấp hơn tớ không quan trọng. Tớ không thích so sánh mình với người khác".
Từ đó đề yêu cầu: "Có lẽ những cách ứng xử của cây 2,3,4 với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy".
Ở câu Đọc - hiểu, đề cũng gây ấn tượng với nội dung nói về quá tình tình nguyện của nhiều bạn trẻ, sự vượt qua thách thức bản thân của họ.
Ngoài những yêu cầu về ngữ pháp đề cũng đặt ra câu hỏi về quan điểm, tư duy: "Có phải lúc nào thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp không?".
Hoài Nam