Chuyên mục  


Thông tin được nêu tại Hội nghị Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng 25/10.

Bộ cho biết kinh phí xã hội hóa để cải thiện cơ sở vật chất trường, lớp trong 10 năm qua là gần 33.000 tỷ đồng. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá về mặt bằng chung, cơ sở vật chất của ngành đã được cải thiện đáng kể.

Trong đó, tỷ lệ phòng kiên cố tăng mạnh nhất ở bậc mầm non - 35,3%, kế đó là tiểu học với mức tăng 21,6% so với giai đoạn trước, lên mức 83%. Ông Sơn bày tỏ lo ngại vì tỷ lệ này thấp hơn mặt bằng chung cả nước. Trong khi, những học sinh nhỏ nhất trong lứa tuổi đi học cần được ưu ái, chăm lo.

"Một đất nước trọng học và hiếu học cũng cần thể hiện ở những ngôi trường khang trang, đủ những thứ tối thiểu cho thầy cô tác nghiệp và học sinh học hành", ông nói. "Mục tiêu trường ra trường, lớp ra lớp cần được thực hiện ráo riết hơn nữa".

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, tại hội nghị sáng 25/10. Ảnh: MOET

Theo quy định của Bộ, công trình kiên cố có thời gian sử dụng trên 20 năm, được làm từ các vật liệu bền chắc như bê tông, cốt thép (phần kết cấu chịu lực), tôn, ngói (mái), gạch đá (tường bao).

Hiện, Bắc Ninh có tỷ lệ phòng học kiên cố cao nhất cả nước với 99,8%, kế đó là TP HCM 99,2. Ở chiều ngược lại, Kon Tum thấp nhất - hơn 56%; Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Đăk Nông, Gia Lai với khoảng 60%.

Để đạt mục tiêu 100% phòng học kiên cố vào năm 2030, ông Sơn cho biết Bộ sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình đầu tư công, tận dụng kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng trường lớp. Ngoài ra, Bộ rà soát chính sách để thu hút nhiều nguồn lực xã hội, xã hội hóa giáo dục.

Thanh Hằng

Tin 24H

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020