Chuyên mục  


nha-nghien-cuu-bo-khoa-hoc-1730691839820704088559.png

Trong số hơn 140.000 nhà khoa học bắt đầu sự nghiệp vào năm 2000, chưa đến 1/2 vẫn tiếp tục công bố nghiên cứu sau 15 năm - Nguồn: Higher Education

Thông tin này được đưa ra trên tạp chí Nature vào đầu tháng 10-2024. Dữ liệu bài báo này được phân tích từ nghiên cứu công bố trên tạp chí Higher Education

Nghiên cứu được thực hiện trên gần 400.000 nhà khoa học ở 38 quốc gia, sử dụng cơ sở dữ liệu trích dẫn Scopus để theo dõi sự nghiệp xuất bản học thuật của các nhà khoa học.

Các nhà nghiên cứu theo dõi sự nghiệp xuất bản của hai nhóm: 142.776 nhà khoa học (trong đó có 52.115 là phụ nữ) bắt đầu xuất bản vào năm 2000 và 232.843 nhà khoa học (bao gồm 97.145 là phụ nữ) bắt đầu xuất bản vào năm 2010.

Các nhà khoa học có trụ sở tại các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia trên khắp châu Âu và họ đại diện cho 16 ngành khoa học.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng trong vòng 5 năm, 1/3 số nhà khoa học trong nhóm năm 2000 đã ngừng xuất bản. Con số này tăng lên khoảng một nửa trong vòng mười năm và gần 2/3 vào năm 2019.

Phụ nữ có khả năng rời bỏ khoa học cao hơn nam giới, khoảng 12% sau 5 hoặc 10 năm. Đến năm 2019, chỉ có 29% phụ nữ trong nhóm vẫn tiếp tục xuất bản bài báo khoa học, so với gần 34% nam giới.

Nhóm năm 2010 cho thấy khoảng cách giới tính hẹp hơn: sau 9 năm sau bài báo đầu tiên, khoảng 41% phụ nữ và 42% nam giới vẫn xuất bản.

Lý do các nhà nghiên cứu bỏ khoa học sau 5, 10 năm công bố bài báo khoa học đầu tiên vẫn chưa được thực hiện chi tiết trong phạm vi nghiên cứu này. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần phỏng vấn các nhà nghiên cứu bỏ khoa học để biết chính xác lý do.

Tuy vậy nhóm tác giả cũng đưa ra một số giả thuyết về lý do các nhà nghiên cứu bỏ khoa học. Trong đó đáng chú ý là có sự thiên vị về giới tính khi phụ nữ không được công nhận là cộng tác viên nghiên cứu trong các bài báo xuất bản. Ngoài ra còn có các lý do như nhà nghiên cứu chuyển đến một tổ chức ít tập trung vào nghiên cứu hơn, thay đổi công việc.

Trong một nghiên cứu năm 2023, White - Lewis và các đồng nghiệp đã phân tích quyết định rời đi của 773 giảng viên tại các tổ chức học thuật của Mỹ từ năm 2015 đến năm 2019 và phát hiện ra rằng lý do gia đình, tình trạng công tác và mức lương là những động lực quan trọng thúc đẩy quyết định nghỉ việc.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020