Chuyên mục  


z6067355107151453725b1a26f4869ed9674ad54eaf488-17325201755252014864074.jpg

Theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, di tích lịch sử - văn hóa đình Ruối (đình Kiến Quốc) nằm ở thôn Ngọc Chuế, xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định có lịch sử hàng trăm năm và là nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử. Đặc biệt, đình Ruối còn được bao bọc bằng "bức tường" được trồng từ cây duối gần 300 năm tuổi.

z6067355101194604c63df6161c5a7f8ca914e57d78f91-17325201755131474573781.jpg

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, từ khi đình Ruối thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt - nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam được lập nên cách đây hàng trăm năm, hàng cây duối đã được trồng.

z6067355199858976b87af775a5a146591830d2e6d7fa0-17325201760501076058497.jpg

Theo ghi nhận của PV, "bức tường" duối được chia thành 3 tầng với chiều dài khoảng 50m, rộng hơn 5m, cao đến 10m, chia làm 2 cổng ra vào.

z6067355109968ea4d089fa2ca609dba259997a91b7ed2-17325201755662006775582.jpg

Cổng chính được tạo hình nghệ thuật với chiều cao 10m khiến tổng thể di tích càng thêm nguy nga, tráng lệ. Cổng này được mở mỗi khi có hội. Những ngày thường, người dân sẽ di chuyển qua cổng phụ.

z6067355112728f9ac710643afe5055d8c205f4f44c8ea-1732520175598199707825.jpg

Theo người dân xung quanh chia sẻ, hàng cây duối được trồng cách đây khoảng 300 năm. Cây duối trồng theo hình dáng như một tường thành để bảo vệ. Bên trên cây được cắt tỉa theo hình dáng hoa văn đẹp mắt. Cổng chính gồm 2 tầng tán và 1 chóp bên trên.

z6067355247025b72b993b03ebae3f93f52b2f78084b11-17325201761131118813689.jpg

Người dân trong làng luôn duy trì và cử người trông coi ở Đình. Các cây duối cổ được khoảng 3 tháng người dân cắt tỉa một lần, đa số các cây đã lâu năm việc cắt tỉa, bảo quản cũng phức tạp, tốn nhiều thời gian.

z6067357920783ebdc4f69ea5a4af7db40ce196dc92b4e-17325201761291912186152.jpg

Hình ảnh nhiều lá, cành cây duối mới được cắt tỉa dưới sân đình.

z60673579270225c4599ab2c115b6ab304911d0260e55e-1732520176440589224306.jpg

Hằng ngày người dân ra vào đình Ruối đi qua cổng phụ hình thành từ hàng cây duối.

z6067357931413352e9d2958207f64e33b633debbfe205-17325201765001147925961.jpgz6067357927577b72ba45739b993ebe72e7d7fbf40c38f-17325201764741250399290.jpg

Hình ảnh cổng chính đình Ruối được tạo từ các cây duối cổ thụ.

z6067355099376adfca41f478d722d09e17c1cab6a582d-1732520175499828998555.jpgz60673579515223c4ea6d211c349e069991591e1141b84-1732520176582447091110.jpgz60673579599920e4112d69f5359bc96c0240ec2165144-17325201766091852357747.jpg

Theo tìm hiểu của PV, bức tường rào nêu trên được kết hợp bởi 20 cây duối.

z60673579294058f55cef77e6b8d20271426363d94cdab-1732520176488304699655.jpg

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến nay, hàng duối vẫn phát triển xanh tốt, giúp cho ngôi đình giữ nguyên nét mộc mạc, cổ kính nhưng không kém phần trang nghiêm.

z6067357920911c0a9012aa44dcc5c699fe5d7293ee976-1732520176213746388333.jpg

Ghi nhận thêm của PV, đằng sau bức tường bằng các cây duối cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm là một ngôi đình nơi thờ tự phu nhân Lương Thị Minh Nguyệt cùng chồng là Đinh Công Tuấn, 1 nhân vật có công giúp vua Lê Lợi đánh chiếm thành Cổ Lộng thời kỳ Hậu Lê.

z6067357946922b95696be3907187af7ce18698f14cf30-1732520176568631073947.jpg

Năm 2019 đình Ruối được trùng tu lại hiện vẫn giữ được nét kiến trúc cổ truyền thống. Tiền đường Đình Ruối gồm 5 gian với 4 bộ vì làm theo kiểu chồng rường giá chiêng. Hệ thống vì kèo, các xà chạm khắc công phu với các đề tài tứ linh, tứ quý. Xà dọc tại gian giữa được chạm lưỡng long chầu nguyệt có những lớp đao mác nhiều tầng tiêu biểu của phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII-XVIII).

z6067475592862c07dcb7e1df3e3e005025890facd0d75-1732521792183829410675.jpg

Hậu cung gồm 4 gian được ngăn cách với bên ngoài bằng một hệ thống cửa. Vì kèo phía trên làm kiểu chồng rường. Tất cả các con rường chạm khắc công phu chủ yếu là họa tiết hình rồng tạo sự uy nghiêm, linh thiêng cho nơi đặt ngai và bài vị vợ chồng Kiến Quốc phu nhân.

z6067475592736be21a97a5853c0ab55057f5492c48bed-1732521792167661322264.jpg

Hình ảnh một số bút tích của vua thời xưa còn lưu giữ lại ở đình Ruối.

z6067475582608410d101c7ca4f5719797a547bb8c8ca6-17325217921431848631822.jpg

Với những giá trị về lịch sử và văn hóa, đình Ruối được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia vào năm 1992.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video: Cầu vượt sông lớn ở Nam Định sắp 'soán ngôi' phà Đống Cao

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020