Chuyên mục  


tin-dung-sv-1696905321361231023030.jpg

Xem xét tiêu chí, mở rộng phạm vi được vay sẽ giúp nhiều sinh viên nghèo chạm đến tín dụng ưu đãi cho sinh viên - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Cùng với các chủ đề, mục tiêu công tác của Hội Sinh viên, anh Đào Vũ Hoàng Nam (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) nói dường như phong trào chưa thực sự đào sâu những việc thực tế, chuyện ăn ở của sinh viên.

Không phủ nhận đã có nhiều hoạt động chăm lo song đây là nhu cầu rất thực tế, dễ tác động đến sinh viên, cần xem đó là cách để "sinh viên thấy, yêu và sẵn sàng đến với hoạt động Hội".

Nên đề án "Hỗ trợ sinh viên tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ học tập" được nhiều người quan tâm.

Bà Phan Nguyễn Thanh Vân (Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) nói đề án rất cần song việc yêu cầu nhà trường ký bảo lãnh, cam kết cấp bù lãi suất... thực sự gây khó cho các trường. Do vậy, theo bà Vân, cần tìm từ nguồn vốn ngân sách, các quỹ chính sách xã hội hỗ trợ các trường hợp "nợ xấu".

Việc đưa ra các mức, gói vay hiện có nhưng yêu cầu trả lãi, vốn hằng tháng đã "vô tình khó chồng khó cho sinh viên". Mức lãi suất trả trễ hạn cũng làm khó sinh viên, liệu rằng có đẩy các bạn đến với "tín dụng đen"? Chưa kể các tiêu chí xét duyệt để được hưởng các hỗ trợ liên quan đến tín dụng cũng vô cùng khó.

"Hội Sinh viên có thể đề xuất mở rộng phạm vi sinh viên được vay như cách tiếp sức cho các bạn học tốt lên", bà Vân nêu.

Ông Nguyễn Thiện Duy (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng quy định lộ trình tăng học phí liên quan trực tiếp đến sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất.

Từ câu chuyện tăng giảm học phí và dư luận thời gian qua cho thấy đề án hỗ trợ sinh viên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng là vô cùng cần thiết. Có thể nói đề án sẽ góp phần rất lớn cùng các trường giải bài toán này.

Theo ông Duy, hiện nay hầu như các trường đều có quỹ tín dụng hỗ trợ sinh viên nhưng làm chưa đồng bộ và độ phủ đến sinh viên chưa như mong muốn. "Vấn đề ở đây là nguồn từ đâu vì nếu tận dụng hoàn toàn vào nguồn vốn từ nhà nước thì không được, chúng ta đang làm nguồn xã hội hóa", ông Duy nhấn mạnh.

Ông Duy phân tích quy định của Chính phủ cho phép các trường đại học tự chủ được gửi khoản tiền học phí vào các ngân hàng thương mại rất hay. Và khoản lãi từ số tiền gửi này được các trường cam kết không chi bất kỳ khoản nào ngoài chăm lo cho sinh viên. Tuy nhiên hiện khoản tiền này chỉ đang được dùng chủ yếu để chi học bổng cho sinh viên nên sẽ có dư.

"Ở góc độ Hội Sinh viên có cách nào để sử dụng nguồn tiền này không. Chẳng hạn như chuyển một phần sang làm quỹ tín dụng cho sinh viên vay. Câu chuyện còn lại chính là chủ trương, chính sách thế nào, đơn vị vận hành ra sao", ông Duy gợi mở.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020