Chuyên mục  


IELTS hiện nay là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được nhiều bạn trẻ quan tâm vì những giá trị mà nó mang lại. IELTS trước tiên giúp đánh giá toàn diện khả năng sử dụng ngoại ngữ qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của người học. Ngoài ra, đây cũng là một bài khi khó đòi hỏi mọi người phải có kiến thức nền tảng chắc chắn, cùng kỹ năng làm bài thuần thục. Vậy nên muốn đạt điểm số cao, chắc chắn các bạn phải dày công ôn luyện.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số người, chứng chỉ IELTS khó nhưng... vẫn chưa là gì so với độ phức tạp của bài thi lấy chứng chỉ TOEFL. Vậy sự thật là gì, hãy cũng khám phá xem TOEFL có thực sự "khó nhằn" như lời đồn không nhé!

Chứng chỉ TOEFL là gì?

TOEFL (viết tắt của cụm từ Test of English as a Foreign Language) là một bài kiểm tra học thuật để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của thí sinh từ trình độ trung cấp đến cao cấp, thuộc Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS).

Bài thi TOEFL thường được lựa chọn với nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như xin việc, du học, xin học bổng... Hiện nay có hơn 9.000 trường cao đẳng, đại học, tổ chức trên 130 quốc gia trên thế giới chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ.

photo-2-16887095456621219053384.png

Ảnh minh họa

Chứng chỉ TOEFL có nhiều hình thức và dạng đề khác nhau như: TOEFL Primary (dạng đề thi này được thiết kế chỉ dành cho học sinh tiểu học); TOEFL Junior (dành cho các bạn học sinh THCS và THPT nhằm đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn).

Còn các dạng hình thức thi bao gồm: TOEFL CBT; TOEFL PBT và TOEFL iBT. Được biết, TOEFL iBT là bài thi sử dụng Internet để chuyển đề thi trực tiếp từ ETS đến trung tâm đang diễn ra cuộc thi. Hình thức này đang dần được sử dụng rộng rãi và thay thế 2 dạng thi còn lại.

Về cách tính điểm, TOEFL có hệ thống điểm chia theo từng kỹ năng và số điểm của bạn là tổng điểm của mỗi phần thi. Chẳng hạn TOEFL iBT có thang điểm 120, với 30 điểm cho mỗi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tổng điểm sẽ xác định độ thành thạo ngôn ngữ của thí sinh.

Cấu trúc bài thi

Cấu trúc của bài thi TOEFL iBT chuẩn bao gồm 4 phần là: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Cả 4 phần đều được thực hiện trong cùng một ngày.

1. Phần đọc (Reading)

Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi đề đặt ra từ 4 bài đọc. Còn ở dạng thứ hai, bạn cần trả lời câu hỏi về 3 bài đọc (độ dài tương tự như dạng đầu từ 700-750 từ) nhưng với thời gian là 60 phút.

Câu hỏi và bài đọc sẽ được hiển thị song song trên màn hình máy tính. Thí sinh không cần phải chuẩn bị trước những kiến thức chuyên môn để làm phần này, bởi những thông tin đều được cung cấp trong bài đọc. Điều quan trọng là rèn luyện và thực hành kỹ năng làm bài để có khả năng xử lý thông tin nhanh chóng.

2. Phần nghe (Listening)

Listening bao gồm 34-50 câu hỏi và kéo dài từ 60-90 phút. Phần nghe bao gồm 6 đoạn, mỗi đoạn có thể kéo dài từ 3-5 phút, bên cạnh đó là các câu hỏi kèm theo về những ý chính, thông tin mà thí sinh đã nghe được. Bạn chỉ có thể được nghe một lần duy nhất và không được sửa lại câu trả lời trước đó.

3. Phần nói (Speaking)

Bài thi Speaking kéo dài trong khoảng 17 phút và gồm 4 câu hỏi theo hình thức như sau:

Independent Task (bài nói độc lập): Đây là bài nói riêng về những đề tài quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Thí sinh sẽ được nêu quan điểm cá nhân, sau đó, giám khảo sẽ đánh giá thí sinh qua khả năng nói chuyện tự nhiên hay không và cách thức truyền đạt ý tưởng như thế nào. Bạn được chuẩn bị để trả lời trong khoảng 15 - 30 giây và nói trong 45 - 60 giây.

Integrated Task (bài nói tích hợp): Với hình thức nghe - nói hoặc đọc - nghe - nói, bạn sẽ phải trả lời về các thông tin mà bạn đọc và nghe được. Phần này thí sinh được chuẩn bị trong 15 – 30 giây, nói trong 45 – 60 giây.

photo-1-1688709544497967977143.png

Ảnh minh họa

4. Phần viết (Writing)

Phần Viết bao gồm 2 câu hỏi và thời gian của phần thi này là 50 phút. Đây được xem là phần thi khiến nhiều thí sinh cảm thấy sợ nhất. Hai dạng câu hỏi trong phần Writing là:

Integrated Task (Phần viết kết hợp): Thí sinh cần đọc một đoạn văn ngắn trong khoảng 3 phút, sau đó nghe một bài thuyết giảng cùng chủ đề với bài đọc trong 2 phút rồi viết lại một đoạn văn tóm tắt khoảng 150 – 225 từ ghi lại mối quan hệ giữa đoạn văn và bài thuyết giảng.

Independent Task (Phần viết đơn thuần): Đây là phần Viết đòi hỏi bạn phải nêu lên những suy nghĩ của bản thân về những chủ đề xảy ra trong xã hội. Bài viết này bạn cần phải viết tối thiểu từ 300 - 350 từ và có tất cả 30 phút để viết.

Tại sao kỳ thi TOEFL khó?

Trước tiên, chúng ta sẽ không thể kết luận được rằng IELTS hay TOEFL mới là bài thi chứng chỉ khó hơn, bởi mỗi chứng chỉ sẽ hướng về đối tượng, có cách ra đề, phân bổ kiến thức... khác nhau. Tuy nhiên, một điều mà khiến những ai luyện thi TOEFL cũng phải hoang mang chính là việc bài thi này có nhiều câu hỏi yêu cầu thí sinh tích hợp nhiều kỹ năng.

Chẳng hạn như khi thi IELTS ở phần Nghe (Listening), các bạn sẽ được biết trước câu hỏi rồi sau đó mới nghe, còn thi TOEFL thì thí sinh phải nghe trước rồi sau đó mới biết câu hỏi. Do đó bạn phải nghe và tóm tắt được ý chính của toàn bộ bài. Hoặc ở kĩ năng Viết (Writing), thi TOEFL yêu cầu bạn phải nghe đề bài rồi sau đó luận giải ra để viết...

Ngoài ra, yếu tố thời gian cũng là một trong những trở ngại khiến bài thi TOEFL được một số người đánh giá là khó hơn IELTS. Theo đó, toàn bộ thời gian bạn cần để hoàn thiện một kỳ thi TOEFL là 4 tiếng 30 phút. Trong khi đó, thi IELTS thông thường hết 2 tiếng 45 phút, trong đó phần phỏng vấn với giám khảo có thể kéo dài hoặc ngắn hơn một vài phút.

Tổng hợp

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020