Chuyên mục  


The Social Dilemma (Song đề xã hội) tập hợp những người từng làm chức vụ cao ở các mạng xã hội nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest... Có người trong số họ lại trở thành nạn nhân của chính mình - những con nghiện mạng xã hội, không thể rời mắt khỏi những nền tảng dẫu đã dành cả ngày để làm việc trên nó. Họ giải thích cho người xem lý do tại sao thấy hối hận khi xây dựng nên những thứ như Facebook, Twitter và cách nó đang từ từ phá hủy xã hội mà chúng ta không hay biết.

the-social-dilemma-trailer-1601662932.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Pvh8-2HG_9Ry5Xb2-tC9CA
The Social Dilemma Trailer

Trailer 'The Social Dilemma'.

Suy nghĩ Facebook chỉ đơn thuần là công cụ để giải trí, kết nối với mọi người hàng ngày có thể sẽ biến mất hoàn toàn sau khi xem bộ phim. Đó là lúc bạn nhận ra tất cả tiện ích mà mạng xã hội xây dựng nên không chủ yếu phục vụ cho trải nghiệm của người dùng, mà hướng tới mục tiêu cuối cùng là kinh doanh. Như bộ phim đã chỉ ra: "Nếu bạn không trả tiền cho sản phẩm thì bạn chính là sản phẩm". Chúng ta không phải khách hàng của Facebook, Instagram, chỉ là vật trung gian mà họ muốn lôi kéo càng nhiều càng tốt để "bán" cho các doanh nghiệp.

Giống như con gà được vỗ béo để bán lấy thịt, mạng xã hội tỏ ra quan tâm tới lợi ích của người dùng, phát triển những tính năng khiến chúng ta cảm thấy thật tiện lợi và muốn thể hiện bản thân. Nhưng đằng sau đó là cả một bộ máy trí tuệ nhân tạo cực lớn đang theo dõi, phân tích và ghi chép lại hồ sơ về mỗi người. Mọi hoạt động của bạn trên mạng xã hội đều bị giám sát. Bộ máy này hiểu chúng ta đến nỗi dự đoán được người dùng muốn xem gì tiếp theo, biết chúng ta muốn kết nối với những ai và khi bạn quyết tâm "cai nghiện", mạng xã hội biết cách dập tắt ý định đó và kéo bạn trở lại. Tất cả những gì họ làm là cố giữ ánh mắt của bạn tập trung trên màn hình càng lâu càng tốt.

5f5792484fb76-image-4713-1601740200.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GyluRLvJveLyZKyrmBMGHA

Tristan Harris, cựu nhân viên Google, là một trong những người chỉ ra mánh khóe của các nền tảng truyền thông xã hội.

Quan hệ mạng xã hội - người dùng là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Bạn giúp họ bán được quảng cáo, ngược lại họ giúp bạn kết nối với cả thế giới. Nhưng vấn đề của con người là chỉ nhìn thấy những mặt tốt của mạng xã hội mà không hiểu hết tác hại đằng sau nó. Họ cho rằng việc sử dụng hoàn toàn đến từ sự tự do, từ chối tin rằng mình đang bị thao túng.

Giới trẻ bị tác động mạnh đến mức sinh ra "hội chứng Snapchat" - là thuật ngữ để nói về những người muốn phẫu thuật thẩm mỹ để trông giống như filter ảo của camera. Bạn có bao giờ tưởng tượng ra mạng xã hội tác động đến kết quả bầu cử, tỷ lệ tự tử ở người trẻ, những thuyết âm mưu làm lệch lạc tri thức và gây ra những cuộc nổ súng, biểu tình?

AI và các thuật toán cũng được coi là kẻ hủy diệt đáng sợ đối với sự gắn kết xã hội. Sự khó đoán của chúng khiến cựu giám đốc điều hành Facebook phải than thở rằng: "Họ đang kiểm soát chúng ta nhiều hơn chúng ta kiểm soát họ". Có nghĩa là rất khó để các công ty truyền thông xã hội ngăn chặn tin giả, do đó làm xói mòn khái niệm về sự thật. Theo The Social Dilemma, mạng xã hội đang là mối đe dọa hiện hữu với sự tồn vong của các quốc gia.

Chưa dừng lại ở đó, bộ phim chỉ ra nhiều mối nguy tiềm ẩn khác người dùng đang phải đối mặt. Nhưng phim tài liệu cũng đem lại cho khán giả hy vọng. Những người có kinh nghiệm tiết lộ bí quyết để không quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Họ cũng ấp ủ ý định khiến các sản phẩm này phải được thiết kế một cách nhân văn, cứu vãn những mặt tốt của mạng xã hội. "Chúng tôi đã xây dựng những thứ này và chúng tôi có trách nhiệm thay đổi chúng", họ nói.

200787-1-1100-0-3016-1601740201.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WsnGrjn778UtNaqvoAjhrQ

'The Social Dilemma' xen kẽ giữa phần trình bày của các chuyên gia với đoạn phim về một gia đình có những người con nghiện mạng xã hội, không thể rời mắt khỏi điện thoại.

Tờ Independent gọi bộ phim tài liệu là "90 phút xuất sắc, và có thể là bộ phim quan trọng nhất cần phải xem trong những năm gần đây". New York Times nhận xét phim "gióng hồi chuông cảnh báo về sự xâm nhập của công nghệ, thao túng dữ liệu đời sống xã hội của chúng ta và hơn thế nữa".

Nhà phê bình của Sydney Morning Herald đánh giá: "Đối với nhiều người, khái niệm thuật toán thật khó hiểu nhưng sự kết hợp giữa phim tài liệu và phim truyền hình này rất giàu trí tưởng tượng, đem lại hiệu quả trong việc truyền đạt. Những cựu nhân viên ở Thung lũng Silicon vạch ra những nỗi kinh hoàng mà họ đã góp phần tạo nên".

Thúy Anh

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020