Chuyên mục  


Lưu ý: Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim

Exhuma: Quật Mộ Trùng Ma đang là bộ phim hot nhất phòng vé Việt hiện nay. Theo số liệu từ Box Office Vietnam, chỉ sau 4 ngày ra rạp (tính cả các suất chiếu sớm), tác phẩm đã thu về 53 tỷ đồng. Phim cũng được kỳ vọng soán ngôi Bỗng Dưng Trúng Số để trở thành dự án điện ảnh ăn khách nhất mọi thời của đến từ xứ sở kim chi tại phòng vé nước ta. Trước đó, Exhuma: Quật Mộ Trùng Ma cũng thống trị thị trường Hàn Quốc và “làm mưa làm gió” tại nhiều quốc gia châu Á khác.

Bên cạnh câu chuyện kinh dị lấy đề tài khai quật mộ phần, bộ phim thu hút người xem nhờ hàng loạt chi tiết ẩn dụ được cài cắm khéo léo, thu hút hàng loạt cuộc tranh luận trên các diễn đàn phim ảnh. Dưới đây là một số lời lý giải có thể giúp khán giả hiểu thêm về tầng nghĩa đằng sau câu chuyện tâm linh hấp dẫn này.

photo-10-1710582784437131480050.jpg

Để hiểu rõ hơn về nội dung Exhuma: Quật Mộ Trùng Ma, trước hết, khán giả cần hiểu được niềm cảm hứng giúp đạo diễn kiêm biên kịch Jang Jae Hyun tạo nên tác phẩm này lấy từ hàng loạt sự kiện lịch sử và dã sử về các thời kỳ đô hộ của Nhật Bản tại Hàn Quốc. Yếu tố này được thể hiện rõ nét và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phim. Trong đó, các thời kỳ được đề cập đến là giai đoạn Hàn Quốc bị Nhật Bản xâm chiếm trong từ những năm 1592–1598 và 1910–1945.

Lý do gia đình Park bị người ông báo thù và chỉ những người con trai trưởng bị ma ám

Các bi kịch trong Exhuma: Quật Mộ Trùng Ma đổ lên gia đình nhà họ Park. Trong phim, họ là hậu duệ của những người Hàn Quốc quay lưng lại với tổ quốc để phục vụ Nhật Bản, đổi lại là quyền lực và tiền bạc. Đây cũng là lời lý giải cho sự giàu có của gia đình này ở thời kỳ hiện đại.

Một điểm khiến nhiều khán giả khó hiểu là tại sao linh hồn của người ông quá cố sau khi thoát ra lại quay trở lại báo thù chính hậu duệ của mình. Người xem dễ dàng nhận thấy phần mộ của nhân vật này được chôn cất trên một ngọn đồi vắng vẻ, không được chăm sóc và xây dựng cẩn thận. Nhóm thầy pháp trong phim cũng cảm thấy khó hiểu tại sao một gia đình giàu có lại chọn nơi đây làm địa điểm để an táng tổ tiên của mình.

Gia đình Park gặp họa sau khi ngôi mộ được khai quật.

Trong suốt bộ phim, khán giả có thể cảm nhận được gia đình Park luôn cố gắng giấu giếm điều gì đó với đội ngũ khai quật mộ mà họ thuê. Một lý do hợp lý nhất cho chi tiết này là chính họ cũng không muốn để lộ quá khứ không tốt đẹp này. Thậm chí, các thế hệ sau của gia đình đã rời quê hương như một cách để đoạn tuyệt với tổ tiên của mình.

Vì vậy, khi thoát ra, linh hồn người ông của dòng họ Park đã tìm đến con cháu của mình để trả thù sự vô ơn đó. Phần mộ của ông không được chăm sóc cẩn thận trong nhiều năm trong khi những thế hệ sau vẫn sống dư dả nhờ của cải mình để lại từ việc bán nước cầu vinh. Đặc biệt, hình phạt này tập trung hướng đến người con trai trưởng trong gia phả, những cá nhân theo tập tục phải chịu trách nhiệm chôn cất và dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.

“Con cáo cắn đứt eo hổ” và tọa độ 38.3417, 128.3289

Đây chính là câu nói gây tò mò trong bộ phim và được nhiều khán giả qua tâm. Hổ là loài động vật mang nhiều ý nghĩa tâm linh trong văn hóa Triều Tiên - Hàn Quốc. Nó tượng trưng cho lòng dũng cảm, sức mạnh và được xem như thần giám hộ của vùng đất này. Đặc biệt, bản đồ bán đảo Triều Tiên - Hàn Quốc từ lâu thường được so sánh với hình ảnh một con hổ.

photo-8-17105827784832016256003.png

Trong phim, tên ác linh Oni (tiếng Nhật nghĩa là quỷ) nhắc lại nhiều lần câu nói “con cáo cắn đứt eo hổ” và tọa độ 38.3417, 128.3289. Để giải thích các chi tiết này, khán giả cần trở lại lịch sử về các cuộc xâm chiếm của Nhật Bản trong quá khứ. Cụ thể, sau khi Nhật thua Thế Chiến II và rút về nước, vùng đất này bị chia cắt thành 2 quốc gia Triều Tiên và Hàn Quốc. Tính trên bản đồ, tọa độ 38.3417, 128.3289 chính là điểm chia cắt giữa 2 nước và cũng trùng vào eo của con hổ. Trong khi đó, hình tượng con cáo tượng trưng cho quân Nhật, những người đã góp phần khiến bản đảo Triều Tiên - Hàn Quốc chia nửa cho đến ngày hôm nay.

photo-7-17105827762381287411290.png

Câu nói “con cáo cắn đứt eo con hổ” cũng ám chỉ về một giai thoại cho rằng trước khi rút quân, người Nhật đã dùng thuật trấn yểm để khiến bán đảo này bị chia đôi. Điều đó cũng là niềm cảm hứng cho chi tiết tên ác linh Oni bị nhét một thanh sắt trong người và chôn dựng đứng dưới đất để làm phép.

Tại sao có 2 chiếc quan tài chồng lên nhau?

Tên ác nhân Oni trong phim xuất thân là một tướng Nhật Bản được giao nhiệm vụ đến Triều Tiên - Hàn Quốc làm nhiệm vụ cai trị trong giai đoạn 1592–1598. Cũng vì vậy, hắn thường xuyên tự nhận vùng đất này thuộc về mình. Khi Nhật thua cuộc, thay vì về nước, tên thầy pháp của Nhật Bản đã làm nghi lễ biến xác hắn trở thành một cọc trấn yểm lên bán đảo này.

photo-6-1710582766362291840692.jpeg

Chi tiết nhóm nhân vật chính phát hiện ra chiến quan tài thứ 2 cũng là bước ngoặt của bộ phim.

Sau này, các nhóm ở Hàn Quốc đi tìm kiếm những cọc trấn yểm này nhằm phá bỏ. Để củng cố phép thuật của mình, cũng chính tên pháp sư Nhật Bản Gisune đã lừa gia đình Park chôn cất thi thể của ông mình lên trên phần mộ đó, nhằm che giấu cọc trấn yểm năm xưa. Tên của gã pháp sư này trong tiếng Nhật cũng gợi nhớ từ Kitsune, nghĩa là cáo. Trong phim, đạo diễn Jang Jae Hyun cài cắm chi tiết gia đình Park rất mê tín, thường xuyên phải mời các thầy phong thủy nổi tiếng để chọn mảnh đất tốt để chôn cất tổ tiên. Tên pháp sư Nhật Bản đã lợi dụng điều này để phục vụ cho mục đích của mình. Cũng từ đó, gia đình họ phải chịu hàng loạt tai ương về sau.

Con rắn trông mộ

Khi khai quật, nhóm nhân vật chính phát hiện một con rắn nằm trên quan tài. Người công nhân được thuê đào mộ đã dùng xẻng để giết chết nó và sau đó nhận lời nguyền, mắt chảy máu. Nhiều khán giả nhận xét chi tiết này gợi nhớ loài quỷ Nure-onna trong văn hóa Nhật Bản, đầu người mình rắn. Có lẽ, pháp sư Gisune đã đặt nó để canh 2 phần mộ quan trọng trong kế hoạch của mình. Một số truyền thuyết Nhật Bản cũng nhắc đến việc Nure-onna là một thuộc hạ trung thành của Oni.

photo-5-1710582765533813455531.jpg

Biểu tượng quỷ Nure-onna trong văn hóa Nhật.

Yêu cầu của Oni với nữ pháp sư Hwa Rim

Trong phim, khi lần đầu đối đầu Oni, Hwa Rim (Kim Go Eun) bị tên quỷ tra hỏi có phải là thuộc hạ của mình. Hắn kiểm tra cô bằng cách hỏi nữ pháp sư mang cho mình dưa và cá đến như lời dặn hay không. Chi tiết này lấy cảm hứng từ cuộc chiến Sekigahara ở Nhật Bản giữa Tây quân và Đông quân, manh nha cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17.

photo-4-17105827648411589740902.jpeg
photo-3-17105827637271218341185.jpeg

Các món ăn Oni yêu cầu Hwa Rim mang cho hắn trong lần đầu đụng độ.

Theo lịch sử, dưa là biểu tượng cho Đông quân còn cá là biểu tượng của phe còn lại. Hwa Rim biết Oni vốn là tướng của phe Tây quân, lực lượng chính tham gia cuộc xâm lượng Hàn Quốc trước đó không lâu. Vì vậy, cô trả lời đúng và tưởng như đánh lừa được tên quỷ. Tuy nhiên, hắn sau đó phát hiện cô chỉ là một con người bình thường nên quyết định truy sát.

Lý do Oni tha chết cho Hwa Rim

Phát hiện bị lừa, Oni đã đuổi theo và tìm cách lấy lá gan của nữ pháp sư Hwa Rim. Cũng lúc này, Bong Gil (Lee Do Hyun) đã lao lên và đỡ đòn cho cô. Tuy nhiên, tên quỷ có hành động khó hiểu khi tha cho Hwa Rim sau khi phát hiện mình đang ở một ngôi chùa. Chi tiết này có thể lý giải từ ảnh hưởng của Phật giáo tới văn hóa Nhật Bản. Đồng thời, khi chuẩn bị tiến đến phía Hwa Rim, Oni cũng nghe tiếng gà gáy báo hiệu trời sáng. Đây cũng có thể là một lý do khiến tên quỷ phải bỏ đi.

Cũng vì tôn trọng Phật giáo, khi móc gan của Bong Gil, tên Oni đã cố tình né những hình xăm kinh phật trên người anh. Ở đoạn cuối, nhóm khai quật mộ cũng cố tình vẽ kinh phật lên người để khắc chế tên quỷ nhưng đáng tiếc hắn đã tìm ra cách đối phó từ trước.

photo-2-17105827629752145496660.jpeg

Nhóm khai quật mộ vẽ kinh phật lên mặt để đối phó với Oni.

Cú đánh kết liễu của Kim Sang Duk

Ở trận chiến cuối giữa nhóm khai quật mộ và Oni, nhân vật Kim Sang Duk đã áp dụng kiến thức phong thủy của mình để dùng thanh gỗ ướt kết liễu tên trùm cuối. Tuy nhiên, chi tiết này được cài cắm nhiều thông điệp về lịch sử hơn thế. Vũ khí Kim Sang Duk sử dụng được khắc tên các thành viên đội Iron Blood Alliances. Đây là hình ảnh tượng trưng cho phong trào kháng Nhật tại Hàn Quốc, đòi lại độc lập tự do cho đất nước, đồng thời cũng là thông điệp chính của bộ phim.

photo-1-171058276162332964661.jpeg

Thanh gỗ Kim Sang Duk dùng để kết liễu Oni.

Đám cưới của con gái Kim Sang Duk

Exhuma: Quật Mộ Trùng Ma kết thúc với hình ảnh đám cưới con gái của thầy phong thủy Kim Sang Duk, với sự góp mặt của đầy đủ đội khai quật mộ. Chi tiết này có thể xem là một hình ảnh ẩn dụ cho một khởi đầu mới của Hàn Quốc sau những trang sử đau thương. Đây cũng là nguồn động lực để nhân vật Kim Sang Duk quyết tâm đi phá bỏ trấn yểm dù đồng đội trước đó can ngăn hết lời.

Đạo diễn Jang Jae Hyun khéo léo tả cận khuôn mặt thất thần của từng thành viên nhóm đội khai quật mộ. Có thể thấy, dù quá khứ đã đi qua, bên trong từng người phần nào vẫn chưa thể quên hết những điều kinh hoàng mà họ phải trải qua trước đó.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020