Chuyên mục  


Ngày 22/10, các video kết hợp giữa bộ phim kinh điển của Trung Quốc và kỹ xảo trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đại vào top chủ đề nổi bật trên Douyin, thu hút hàng trăm nghìn bình luận. Đoạn phim do một công ty phát triển kỹ xảo thực hiện, biến các diễn viên đóng yêu nhền nhện thành con vật khổng lồ, Bạch Thử Tinh thành con chuột trắng, Hồ Ly Tinh hóa sói mắt sáng.

Yêu nữ Hạnh Tiên được chuyển hóa từ người thành cây hạnh gai nở hoa, Bạch Cốt Tinh hiện nguyên hình là bộ xương di động còn Yết Tử Tinh hóa bọ cạp.

ai-bien-hoa-yeu-quai-trong-tay-du-ky-1986-1729586104.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jTH4PeLUehbs99v-lH1uyg
AI biến hóa yêu quái trong 'Tây du ký' 1986

Yêu quái "Tây du ký" 1986 hiện nguyên hình. Video: Douyin

Ở một video khác, tác giả dựa theo nội dung tập 12 phim Tây du ký, tạo cảnh Đường Tăng thành ve sầu sáu cánh, Tôn Ngộ Không trong hình hài con khỉ đá, Trư Bát Giới ở bộ dạng loài heo và Sa Tăng hóa thân chiến binh.

Nhiều khán giả khen lối biến hóa "mượt", phù hợp đặc điểm nhân vật. Hàng chục nghìn người đồng tình ý kiến "nếu quay Tây du ký mà có kỹ xảo như thế, phim sẽ ở đẳng cấp cao hơn".

thay-tro-duong-tang-bien-hinh-nho-ai-1729586340.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2HiO8huUxO3f4zElnWnZtA
Thầy trò Đường Tăng biến hình nhờ AI

AI biến hình thầy trò Đường Tăng. Video: Douyin

Tuy vậy, cũng có loạt ý kiến nhận xét các yêu tinh do AI tạo giống nhân vật trong phim phương Tây, làm giảm sắc màu của câu chuyện thần thoại phương Đông. Khán giả viết: "Đúng là nếu có công nghệ như ngày nay, Tây du ký trọn vẹn hơn rất nhiều. Nhưng phim vốn đã là một kỳ tích, nhờ nội dung, diễn xuất, tinh thần tác phẩm, bất chấp kỹ xảo yếu", "Không có nội dung tốt, công nghệ tuyệt vời đến đâu cũng không đủ làm nên phim hay".

Đường Tăng và dàn yêu quái nhện trong "Tây du ký". Ảnh: Mtime

Tây du ký khởi quay năm 1982 và chiếu lần đầu năm 1986, do Dương Khiết (1929-2017) đạo diễn, Vương Sùng Thu quay phim cùng dàn diễn viên chính Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Trì Trọng Thụy, Từ Thiếu Hoa. Trong bối cảnh giao thông, vận chuyển chưa thuận lợi, đoàn phim ghi hình tại nhiều nơi hiểm trở như Hỏa Diệm Sơn ở Tân Cương, rừng sâu ở Cát Lâm, thác ở Cửu Trại Câu, chùa trên vách núi ở tỉnh Sơn Tây.

long-cung-trong-tay-du-ky-1986-duoc-quay-the-nao-1636098422.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1D2X8e8LTmcia71A6WdykA
Long cung trong 'Tây du ký' 1986 được quay thế nào?

Hậu trường và hiệu ứng hình ảnh khi quay long cung từ bể cá, trong "Tây du ký". Video: Douyin/Wang Chongqiu

Tác phẩmcó hơn 1.000 cảnh quay cần khói, lửa, cháy nổ, quy mô chưa từng có tính tới bấy giờ. Lượng carbon dioxide và đá khô đoàn phim sử dụng lớn hơn lượng tất cả phim ảnh Trung Quốc sử dụng nhiều năm trước đó. Tổng cộng, Lưu Lễ - người phụ trách kỹ xảo - dùng 2.325 bình lớn carbon dioxide và 3.150 kg đá khô.

Trên The Paper, Lục Tiểu Linh Đồng - đóng Tôn Ngộ Không - nhận xét Tây du ký không phải tác phẩm hoàn hảo vì mỗi tập đều có khiếm khuyết, nhưng cho rằng trên đời không có gì hoàn hảo, chỉ có những khiếm khuyết hoàn hảo. "Bấy giờ chỉ có một chiếc máy quay, một tập mất bốn tháng. 25 tập Tây du ký, hơn 2.000 người chúng tôi quay ròng rã sáu năm", diễn viên nói.

canh-khoi-chay-no-trong-tay-du-ky-duoc-quay-the-nao-1637049343.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MoNB03umHyv_bO6_bbZS_Q
Cảnh khói, cháy nổ trong 'Tây du ký' được quay thế nào

Kỹ xảo trong "Tây du ký" 1986. Video: CCTV

Nhà quay phim Vương Sùng Thu nhận định tác phẩm "thành nhờ kỹ xảo, bại cũng vì kỹ xảo", bởi tác phẩm được thực hiện trong điều kiện thiếu thốn, công nghệ chưa phát triển. Dù vậy, bộ phim được xếp vào hàng kinh điển màn ảnh Trung Quốc nhờ nội dung, mỹ thuật, diễn xuất và giữ kỷ lục được phát lại nhiều lần nhất, hơn 3.000 lần.

Như Anh

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020