Tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm và là thiết bị tiêu dùng điện liên tục nhất trong nhà. Hầu hết chúng ta chỉ ngắt điện tủ lạnh khi cần dọn dẹp khi cần sửa chữa. Còn tủ lạnh hoạt động tới hơn 300 ngày mỗi năm. Do đó tủ lạnh là thiết bị ngốn điện bậc nhất trong nhà, càng to càng tốn điện. Chỉnh để tủ lạnh tiết kiệm điện và còn có thể giúp bảo quản hợp lý hơn nhưng nhiều người hầu như không điều chỉnh. Hãy áp dụng ngay mẹo sau nhé:
Nhớ thường xuyên chỉnh nút điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Tủ lạnh nào cũng có một nút xoáy để điều chỉnh nhiệt độ. Chúng nằm trong vị trí ngăn mát rất dễ thấy. Nút điều chỉnh này giúp bạn chỉnh phù hợp với lượng thực phẩm có trong tủ. Điều này vừa giúp tiết kiệm điện lại vừa giúp cho thực phẩm bảo quản ở mức nhiệt phù hợp sẽ ngon hơn, không bị bỏng lạnh. Do đó hãy chú ý chỉnh lại nút điều chỉnh nhiệt độ và chế độ gió cho phù hợp với mỗi lần chứa thực phẩm. Việc điều chỉnh cài đặt nhiệt độ phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện thời tiết là cách giúp tiết kiệm điện hiệu quả nhất.
Nhớ vặn chỉnh nút điều chỉnh nhiệt độ trong tủ cho phù hợp
Tủ lạnh được thiết lập các mức nhiệt khác nhau cho từng ngăn nên bạn cần biết để chỉnh cho hợp lý. Nhiệt độ phù hợp ở ngăn mát là từ 0-5 độ C, với ngăn đá là -18 độ C (tương ứng với mức 3 và 4 trong 5 mức). Vào mùa hè và khi cần bảo quản nhiều thực phẩm, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ về mức gần tối đa hoặc tối đa để đảm bảo thực phẩm tươi lâu, tránh sinh vi khuẩn. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống, bạn có thể chỉnh nhiệt về mức 2-3, thậm chí là mức 1. Hoặc khi trong tủ rất ít đồ thì nên chỉnh mức nhiệt độ thấp hơn.
Ở mức 1, nhiệt độ trung bình của ngăn mát tủ lạnh vẫn giao động trong khoảng từ 2-5 độ C, đủ để lưu trữ thực phẩm mà vẫn tiết kiệm điện năng. Bạn có thể làm tương tự như vậy với ngăn đá.
Đừng kê tủ lạnh sát tường
Tủ lạnh hoạt động và sinh nhiệt nên chúng cần xả nhiệt để đảm bảo độ bền cũng như tiết kiệm điện. Do đó tránh kê áp tủ lạnh vào tường, mà nên cách tường khoảng 10cm để tủ lạnh hả nhiệt. Điều này cũng sẽ giúp tủ bền hơn, hạ nhiệt tốt hơn và giảm tiền điện tiêu thụ. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra kỹ và chắc chắn tủ lạnh nhà mình đã được kê cân bằng tránh kê chênh vênh. Khi tủ lạnh bị chênh thì rất dễ hở cánh tủ, ảnh hưởng đến quá trình làm mát, tăng lượng điện tiêu thụ.
Tránh kê tủ lạnh sát tường
Hạn chế mở/đóng liên
Hãy tính toán việc lấy đồ ra khỏi tủ để tránh phải đóng mở liên tục. Việc đóng mở liên tục khiến máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp, gây tốn năng lượng hơn Đồng thời điều này làm ảnh hưởng tới thực phẩm bên trong. Vì vậy, bạn nên thao tác nhanh mỗi lần mở cửa tủ để lấy hay cất thực phẩm.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen điều chỉnh nhiệt độ lạnh quá thường xuyên, gây tốn điện rõ rệt. Muốn tiết kiệm điện, hãy giữ nhiệt độ ổn định lâu nhất có thể.
Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên
Viền đệm giúp tủ lạnh kín mít tránh tiêu hao nhiệt ra ngoài. Do đó hãy kiểm tra chúng thường xuyên. Nếu miếng đệm cửa không còn khít, gây thoát khí lạnh ra ngoài thì tủ sẽ tốn điện hơnnh vì máy phải làm việc nhiều hơn, tuổi thọ sẽ giảm, lượng điện tiêu thụ nhiều hơn.
Để tránh thất thoát khí lạnh và giảm thiểu tiền điện, hãy thường xuyên kiểm tra gioăng cao su phía sau cánh cửa tủ để tránh thoát nhiệt, gây tốn điện năng. Bên cạnh đó bạn cũng cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, làm sạch bụi bẩn bám trên dàn nóng hoặc mặt ngoài tủ lạnh. Không để lớp tuyết bám vào dàn lạnh ở ngăn đông dày quá 5 mm.
Hạn chế bật/tắt tủ lạnh liên tục
Để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện và bật/tắt thường xuyên vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các vật dụng, thực phẩm có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi mới đóng cửa, dùng vật phủ che bụi phủ lên trên.
Không đựng quá nhiều thực phẩm
Tủ lạnh quá tải cũng là nguyên nhân gây tốn điện. Do đó hãy đảm bảo tủ lạnh nên chứa khoảng 70% dung tích thay vì chứa quá nhiều.
Không đặt tủ lạnh gần thiết bị phát nhiệt khác
Cần tránh đặt tủ lạnh gần nơi có nguồn nhiệt để giảm tiêu thụ điện năng và tăng độ bền cho tủ. Tránh đặt tủ lạnh gần bếp nấu, lò nướng... để đảm bảo an toàn cho tủ.
Không đặt tủ lạnh cạnh cửa sổ
Tủ lạnh đặt cạnh cửa sổ cũng gây ra tốn điện và nguy hại. Cửa sổ là nơi đón nắng, gió, mưa nên sẽ có nhiệt độ cao, dễ bị nắng chiếu vào. Nắng nóng làm tủ lạnh tốn điện, hại thực phẩm bên trong. Mưa gió có thể khiến tủ lạnh chập cháy hỏng hóc nguy hiểm cho gia đình.