"Nó đánh chỉ đau lúc ấy rồi lại khỏi?"
Vào tối ngày 30/11, cư dân mạng đã vô cùng bàng hoàng trước những hình ảnh mà siêu mẫu Khả Trang tung loạt ảnh bị thương tích đầy mình lên. Cô tố bị chồng bạo hành, giam lỏng trong suốt một năm qua. Cô đã được giải thoát về sống với mẹ đẻ. Những hình ảnh với vết thương bầm tím khắp người khiến mọi người lo lắng cho siêu mẫu Khả Trang và tỏ ra bất bình trước hành vi mà người chồng sắp cưới đã làm với cô.
Khả Trang cho biết những vết bầm tím trên cơ thể là
Điều đáng chú ý hơn cả là những lời chia sẻ của mẹ chồng siêu mẫu trên truyền thông. Theo đó, mẹ chồng Khả Trang cho rằng việc cô chia sẻ thông tin bị đánh đập trên mạng xã hội là không hay, là dại "Nó làm như thế là dại, làm như thế để làm gì? Để người ta thương hại à?" – mẹ chồng siêu mẫu nói.
Mẹ chồng siêu mẫu Khả Trang cũng chia sẻ rằng quý cô như con gái ruột nhưng con dâu không nghe lời nên mới khổ. Bà bảo siêu mẫu Khả Trang ở nhà chăm con, chăm chồng, phải hiểu tính chồng nhưng cô không nghe lời. Mẹ chồng cô còn nói: "Chồng đánh thì nó đau thật lúc ý nhưng xong lại khỏi".
Nhiều người đặt ra câu hỏi sau phát ngôn này rằng, bà đang thể hiện tư tưởng bất bình đẳng giới ở đây. Đó là mặc nhiên coi người phụ nữ ở nhà chăm chồng, chăm con… Người mẹ ấy đang đồng cảm với hành vi bạo lực thì con dâu biết bấu víu vào đâu?.
Trao đổi với PV, chuyên gia tâm lý Hồng Hương – Thường trực Thư viện Lưu trú thuộc Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam cho rằng: "Thường thì ngày nay, các bà mẹ chồng cũng đã đối xử công bằng và trân trọng thương yêu con dâu và dưới góc nhìn cá nhân của tôi, tôi thấy mẹ chồng Khả Trang cũng xuất phát từ tình yêu thương đó. Câu nói này là một hồi báo cảnh tỉnh về vấn đề thế hệ mẹ chồng nàng dâu – khi làm mẹ chồng ai cũng muốn là mẹ chồng tốt, khi làm dâu ai cũng muốn là dâu hiếu thảo. Chỉ là thế hệ khác nhau nên chúng ta đều yêu thương người khác theo cách của riêng mình.
Ở đây mẹ chồng Khả Trang không hẳn là bênh con trai, mà bà nghĩ rằng nếu làm theo cách của bà, mọi việc đã không xảy ra những vấn đề đau lòng. Đó là tư tưởng của thế hệ phụ nữ cũ, chỉ biết nín nhịn, hy sinh…nhìn mặt chồng mà sống, và chắc hẳn bà coi đó là triết lý đúc kết được và đem điều đó truyền lại cho con dâu.
Tất cả những gì bà làm cho con dâu có thể là những ao ước khát khao mà bà từng được hưởng và từng mong có ở thời làm dâu của bà, thì nay bà làm cho dâu như chu cấp khi con dâu chửa đẻ, chăm cháu, khuyên con dâu nên lựa chồng. Bà cho rằng những gì tốt nhất mình đã làm nên mới có phát ngôn chồng đánh xong thì lại thôi. Và rất dễ thấy với tình yêu của sự nín nhịn cũng đã góp phần tạo ra tính cách của người con trai bà - chính là chồng chưa cưới của Khả Trang" – chuyên gia tâm lý Hồng Hương chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý Hồng Hương
Giải pháp nào cho phụ nữ bị bạo hành?
Vợ chồng đến với nhau bằng tình cảm, sống tốt với nhau lại cần sự tôn trọng. Trong cuộc sống hôn nhân khó tránh khỏi những lúc mâu thuẫn. Thế nhưng, đôi khi chỉ một cái tát, một câu nói xúc phạm đã khiến người vợ hằng đêm mất ăn mất ngủ chứ chưa nói đến việc bị bạo hành liên tục. Nguyên nhân sâu xa sự việc của siêu mẫu Khả Trang là gì vẫn còn cần cơ quan chức năng vào cuộc. Nhưng dù có xuất phát từ đâu thì việc người đàn ông liên tục bạo hành, đánh đập với vợ là điều không thể chấp nhận được.
Chính việc coi nhẹ bạo hành của những người xung quanh như mẹ chồng Khả Trang phần nào đang tiếp tay cho hành vi bạo lực. Người trong cuộc họ không tìm được sự đồng cảm, cầu cứu để rồi họ phải chấp nhận kìm nén nỗi đau.
Ngoài ra, chúng ta cần để ý việc Khả Trang bị bạo hành không phải là lần đầu, nhưng câu chuyện vẫn tiếp diễn, để thấy bản thân Khả Trang cũng còn non nớt trong vấn đề phòng vệ bạo hành. Nhìn từ góc độ xã hội, phải chăng chúng ta nên truyền thông nhiều hơn về kiến thức hôn nhân. Phụ nữ dù thế nào cũng cần nhớ phải bảo vệ chính mình.
Vậy có giải pháp nào cho người phụ nữ bị chồng bạo hành?. Theo quan điểm của chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, một khi đời sống hôn nhân thành "địa ngục" không cứu vãn nổi nữa, người vợ bị chồng bạo hành không nên duy trì cuộc hôn nhân. Giải pháp duy nhất chính là cần thoát ra ngoài cuộc hôn nhân đấy chứ đừng im lặng.
Mặt khác, khi bị bạo hành, nạn nhân cần tự mình phản kháng chứ không thể trông chờ vào những người xung quanh trong khi bản thân mình lại chẳng có phản ứng gì. Kinh nghiệm là ngay từ khi mức độ bạo hành còn nhẹ cần phải phản kháng ngay, chứ đừng để đến lúc mức độ bạo hành đã trở nên nghiêm trọng. Bởi bạo hành sẽ thành quy luật cũng giống như vòng xoáy trôn ốc là "Bạo hành – xin lỗi – tử tế rồi lại bạo hành – xin lỗi – tử tế - bạo hành". Càng về sau vòng tròn ấy càng to dần, tương ứng với điều đó là mức độ bạo hành càng nặng nề hơn…
GiadinhNet - Ca sĩ Tùng Dương thấy mình hoàn toàn thay đổi, trở thành người có trách nhiệm hơn từ khi có con. Từ một người sống bản năng, mải chơi anh giờ là một ông bố vô cùng khéo léo trong việc nuôi dạy con.