Chuyên mục  


Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết các căn phòng áp lực âm được ưu tiên cho những bệnh nhân nguy kịch, đòi hỏi chăm sóc chuyên sâu.

Các bệnh nhân nhẹ hơn có thể được điều trị tại phòng bệnh thông thường.

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây lan qua các giọt bắn mà người bệnh phát tán ra không khí. Nghiên cứu cho thấy, khi người bệnh hắt hơi, họ có thể làm 40.000 giọt bắn phát tán ra ngoài môi trường. Các giọt bắn này có thể đi xa tới 6m với tốc độ 50m/s.

Khi một người ho hoặc nói chuyện trong 5 phút, 3.000 giọt bán có thể phát tán ra không khi. Giọt bán có thể di chuyển trong phạm vi 2m với vận tốc 10m/s.

Ngay cả khi thở, người bệnh cũng có thể phát tán ra giọt bắn trong phạm vi 1m với vận tốc 1m/s.

Đường đi của các giọt bắn này càng trở nên phức tạp khi dòng không khi trong phòng bệnh và bệnh viện di chuyển tự do. Không khí đi từ nơi có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp. Chúng có thể mang theo các giọt bắn có chưa mầm bệnh đi ra những nơi khác nhau như hành lang, phòng bệnh khác... và làm lây nhiễm cho những người xung quanh.

Do đó, việc ngăn chặn sự lây lan này là vô cùng quan trọng. Phòng áp lực âm được xây dụng để làm điều này.

blank.png

Trong số các ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, bệnh nhân thứ 17 đang cách ly điều trị tại phòng áp lực âm ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Phòng áp lực âm là phòng có áp suất thấp hơn xung quanh, để không khi chỉ có thể đi vào từ một phía và không thể thoát ra từ phía đó. Tưởng tượng một cách đơn giản là khi mở cửa, gió từ cửa sẽ luôn thổi vào trong phòng (không thể xảy ra tình huống gió thổi từ phòng ra ngoài).

Điều này có nghĩa là, khi các giọt bắn của bệnh nhân nhiễm Covid-19 phát tán vào không khí ở trong phòng áp lực âm, chúng không thể lội ngược dòng để thoát ra bên ngoài cửa.

Phòng áp lực âm thường được xây dựng trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm và sử dụng để cách ly các trường hợp nhiễm lao, sởi, thủy đậu, SARS, Ebola và giờ là Covid-19.

blank.png

Bên trong phòng cách ly áp lực âm tại bệnh viện dã chiến ở Củ Chi (TP. HCM).

Phòng cách ly áp lực âm có cấu tạo gồm hai phòng là phòng đệm và phòng chính. Không khí từ bên ngoài đi qua phòng đệm vào phòng chính và ra ngoài qua khu vệ sinh của bệnh nhân.

Phòng bệnh phải được thiết kế kín, không có khe hở. Áp suất trong phòng được giảm xuống nhờ hệ thống bơm hút gió. Không khí được hút ra khỏi phòng qua một đường ống. Để đảm bảo mầm bệnh không lây lan ra ngoài, bệnh viện sẽ dử dụng hệ thống lọc không khí hiệu quả cao HEPA (High-efficiency particulate air). Toàn bộ không khí trong phòng sẽ được thay mới mỗi 5 phút.

blank.png

Chi Pu và Hà Anh Tuấn là hai nghệ sĩ Việt đã quyên gióp tiền để xây dựng phòng áp lực âm điều trị Covid-19 tại Việt Nam.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM, phòng áp lục âm được thiết kế với hai lớp của. Khi cửa này mở thì cửa kia phải đóng, không thể mở cả hai cùng lúc.

Bên trong phòng có monitor kết nối từ phòng bệnh ra ngoài để cập nhật thông số bệnh nhân về nồng độ oxy, nhịp thở, nhịp tim... Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ bằng bộ đàm.

Bác sĩ có thể theo dõi bệnh nhân thông qua camera. Phòng áp lực âm hiện chỉ sử dụng cho ca bệnh nặng và luôn sáng đèn 24 giờ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020