Bỏ rượu và thuốc lá
Thuốc lá và rượu có mối nguy hiểm cho sức khỏe không giống nhau, thuốc lá chứa các chất độc hại chỉ hoàn toàn gây bất lợi cho cơ thể mà không có bất kỳ một tác dụng nào. Người hút thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi với tỉ lệ rất cao.
Không những thế, mỗi khi hút thuốc, khói dịch chuyển vào phổi thông qua miệng, vòm họng và thực quản cũng sẽ gây tổn thương các bộ phận này, rất dễ dàng dẫn đến ung thư.
Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động
Những người làm công việc có tính chất nguy hiểm như hầm mỏ, than đá, xăng dầu, phẩm nhuộm, phun sơn, công nghiệp nhựa, kỹ nghệ kim loại nặng... cần có đồ bảo hộ chuyên dụng gồm kính, găng tay, áo quần. Ô nhiễm từ môi trường, nước thải sinh hoạt, khói bụi xe cộ hàng ngày đều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế đồ ăn thức uống chế biến sẵn do chứa nhiều muối, chất bảo quản, đường công nghiệp, bột tinh luyện, phẩm màu... Những thực phẩm chế biến sẵn cũng thiếu chất dinh dưỡng cơ bản như chất xơ, các vitamin, enzim tiêu hóa và cả tinh bột thô.
Thường xuyên ăn rau quả tươi, cháo, cơm, sữa chua... rất tốt cho sức khỏe. Với các loại thịt, hãy luộc, hấp, thay vì chế biến nướng, quay, rán, xào.
Đặc biệt, hạn chế dùng túi nhựa, chai nhựa, hộp nhựa để đựng thức ăn. Các nhà nghiên cứu về độc tố trong môi trường tại trường đại học Amsterdam, Hà Lan, cho biết hạt nhựa cực nhỏ (Microplastics) có thể khiến cơ thể nhiễm độc tố, đột biến gen di truyền, làm chết các tế bào trong cơ thể.
Vì vậy, sử dụng túi vải, túi giấy thay thế túi nilon khi đi chợ, dùng hộp đựng thức ăn bằng sứ, thủy tinh, inox thay vì hộp nhựa.
Phát triển thói quen kiểm tra thể chất thường xuyên
Nếu bạn có thói quen tốt này, thì có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt đối với một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, thời gian điều trị rất quan trọng và kiểm tra thể chất thường xuyên có thể giúp các bác sĩ sớm phát hiện kịp thời các bất thường trong cơ thể, để kịp thời điều trị.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nam giới trung niên (khoảng sau 40 tuổi), đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc lá, nên chú ý đi khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ thường xuyên, để có thể phát hiện bệnh phổi và điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngơ ung thư phổi, có thể được điều trị sớm hơn, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao khoảng đến 90% hoặc hơn. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn hơn, việc điều trị về cơ bản không còn là vấn đề có thể thực hiện được, tỉ lệ chữa khỏi rất thấp.
Theo Khoevadep