Chuyên mục  


Hiện nay Điều 41 Luật Việc làm 2013 quy định về nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp là bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng có những người lao động không bao giờ thất nghiệp nên dù đóng bảo hiểm thất nghiệp suốt quá trình lao động nhưng cho đến khi về hưu, họ không được hưởng quyền lợi về chính sách bảo hiểm thất nghiệp lần nào. Thế nên có ý kiến cho rằng nên có chính sách hỗ trợ cho những trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng cả đời chưa nhận bảo hiểm thất nghiệp để tạo sự công bằng.

Luật Việc làm 2013 đang ở giai đoạn lấy ý kiến sửa đổi bổ sung nên có nhiều ý kiến cho rằng khi sửa đổi Luật Việc làm lần này Quốc hội nên có quy định về việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động đã thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng doanh nghiệp cố tình trốn đóng hoặc chiếm dụng tiền đóng của họ.

bao-hiem-that-nghiep-phunutoday-0142.jpg

Đóng góp cho dự thảo sửa đổi Luật việc làm, nhiều ý kiến đề nghị nên có khoản hỗ trợ người chưa từng nhận bảo hiểm thất nghiệp

Theo ý kiến đóng góp thì nếu người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cả quá trình lao động mà cho đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ. Có như vậy, người lao động mới không tính đến việc nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Góp ý cho dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng từng cho rằng, quy định người lao động chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp, không được tính hưởng và bảo lưu thời gian đóng dư có thể gây tình trạng người lao động nghỉ việc để nhận trợ cấp thất nghiệp sau 12 năm đóng.

Hiện nay người lao động đng đóng 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp nên nếu suốt quá trình lao động không thất nghiệp, khi về hưu BHXH cũng nên có một khoản trả lại cho người lao động, phần 1% doanh nghiệp đóng và 1% Nhà nước hỗ trợ nên giữ lại làm quỹ chung hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp. 

Như vậy thông tin người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng đến tuổi hưu mà chưa từng hưởng bảo hiểm thất nghiệp, chưa từng thất nghiệp nên được một khoản trợ cấp thì mới là dạng ý kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi Luật việc làm, chứ chưa có văn bản nào quy định.

Dự kiến Luật việc làm sửa đổi sẽ có hiệu lực trong năm 2025. Chúng ta cần chờ thêm thời gian nữa để xem liệu thông tin trên có được chấp thuận. Còn hiện nay chưa có quy định nào về điều đó.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020