Chuyên mục  


Ở chiều ngược lại, Nga sẽ tăng cường hỗ trợ cho các phương tiện sản xuất trong nước, theo dự thảo ngân sách được công bố hôm 30/9, Reuters đưa tin.

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, thị trường ôtô Nga có sự thay đổi đáng kể. Các hãng xe phương Tây rút đi, tạo điều kiện cho các hãng xe Trung Quốc lấp đầy khoảng trống.

Xe điện Zeekr - thương hiệu thuộc Geely - trước một đại lý ở Moskva, Nga, hôm 14/6. Ảnh: Reuters

Dự thảo ngân sách cho thấy Nga kỳ vọng doanh thu từ tái chế ôtô sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2025, từ 11,6 tỷ USD lên 21,6 tỷ USD.

Chi phí tái chế cho ôtô nhập khẩu dự kiến tăng từ 7,31 tỷ USD trong năm nay lên 12,25 tỷ USD vào năm sau. Đối với ôtô sản xuất tại Nga, chi phí này sẽ tăng từ gần 4,3 tỷ USD lên 9,37 tỷ USD.

Các hãng xe nội địa và nhà nhập khẩu ôtô đều phải trả phí tái chế tại Nga để trang trải chi phí quản lý quá trình tái chế trong tương lai. Tuy nhiên, dự thảo ngân sách cũng cho thấy chi phí tăng thêm này sẽ được bù đắp bằng việc tăng trợ cấp cho ôtô sản xuất trong nước.

Điều này đồng nghĩa với việc ôtô nhập khẩu có thể sẽ đắt hơn và có thể buộc các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc phải chuyển một phần sản xuất sang Nga để duy trì tính cạnh tranh.

Sản lượng ôtô trong nước của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2022 do các nhà sản xuất ôtô phương Tây sở hữu nhà máy tại đây dừng hoạt động và rời đi.

Phí tái chế đánh vào ôtô nhập khẩu đã được Nga áp dụng từ năm 2012. Mới đây, Maxim Sokolov, chủ tịch AvtoVAZ - hãng xe sở hữu thương hiệu ôtô nổi tiếng của Nga là Lada - từng nói về sự cần thiết của việc tăng phí tái chế, ám chỉ sự mở rộng của các hãng xe Trung Quốc tại Nga. Tuy nhiên, các thương hiệu Trung Quốc lại ưu tiên nhập khẩu xe và tỏ ra miễn cưỡng khi chuyển sang sản xuất tại chỗ.

Mỹ Anh (theo Reuters)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020