Chuyên mục  


Nước dừa là một trong những loại thức uống phổ biến có thể giúp làm mát cơ thể và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, việc uống nước dừa mỗi ngày không phải lúc nào cũng phù hợp cho mọi người.

Trong 1 cốc nước dừa 240ml có thành phần chủ yếu là nước (228g) với 600mg kali (12% giá trị hàng ngày), 252mg natri, 57,6mg canxi, 60mg magiê (chiếm tới 10% nhu cầu canxi và magiê của cơ thể mỗi ngày)… Điều này giúp nước dừa trở thành một loại đồ uống có tính điện giải cao.

Nước dừa chứa khoảng 46 calo, 10g đường tự nhiên, ít protein và không có chất béo nên có thể là một giải pháp thay thế ít calo, ít đường cho các loại đồ uống giải khát như nước ngọt đóng chai.

nuocdua.jpg Nước dừa là thức uống giải nhiệt mùa nắng nóng nhưng không nên lạm dụng nước dừa uống hằng ngày. (Ảnh minh hoạ)

Một số lưu ý khi sử dụng nước dừa

- Không nên dùng vào buổi tối dễ gây khó tiêu. Những người có cơ thể thuộc hàn (chậm tiêu, thích uống đồ ấm, da xanh tái, hay bị đau bụng, sôi bụng, tiêu phân lỏng, lạnh tay chân…) không nên thường xuyên sử dụng nước dừa, các loại thảo dược thanh nhiệt sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, hao tổn chân âm.

- Người suy thận khi sử dụng nước dừa cần cân nhắc lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến chức năng thận.

- Mỗi ngày chỉ nên uống một quả dừa, uống nhiều sẽ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa, đá lạnh và uống vào chiều tối. Bạn cũng không nên thay thế nước lọc bằng nước dừa vì nếu uống nước dừa quá nhiều có thể bổ sung quá mức các vitamin và khoáng chất cũng như tăng lượng đường nạp vào cơ thể.

Nhu cầu giải khát, bổ sung nước, chất khoáng cho cơ thể bằng nước dừa khi thời tiết nắng nóng là cần thiết, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Tốt nhất bạn hãy lắng nghe nhu cầu của cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước dừa hàng ngày.

khoai-lang-ava.jpg?width=150Ăn ngon
Có ăn được vỏ khoai lang?

Theo VTC

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020