Chuyên mục  


Táo quân trong tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "hai ông một bà" gồm thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Người dân hay gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo. Ảnh: Quỳnh Trang.Chuẩn bị cơm tiễn Táo quân về trời vào ngày 23 tháng Chạp là nét văn hóa lâu đời của người Việt. Về cơ bản, mâm cúng ở các vùng miền không cần quá cầu kỳ và có một số sự tương đồng trong lễ vật. Mâm cỗ mặn thường có đĩa gạo, muối, gà luộc, canh măng, đĩa xào thập cẩm, giò, xôi gấc, rượu, tập tiền giấy, vàng mã... Ảnh: Vũ Thanh Hoan.Lễ cúng có cá chép vì người Việt quan niệm cá hóa rồng đưa được ông Táo về trời, thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra dưới trần gian trong một năm qua. Ngoài ra, cá chép còn là biểu tượng của sự an lành, cá chép vượt vũ môn hóa rồng, rồng gọi mưa giúp vạn vật sinh sôi nảy nở. Ảnh: Việt Linh.Theo phong tục của người Việt xưa, những nhà có trẻ con còn cúng Táo quân một con gà luộc, ngụ ý nhờ Táo xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang. Ảnh: Danang Cuisine.Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo khá sớm, muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Người ta quan niệm sau 12h, ba vị Táo quân đã về trời. Mâm cúng Táo quân có các món truyền thống đặc trưng như gà luộc, bánh chưng, xôi vò, xôi gấc, canh măng, canh bóng, đĩa xào thập cẩm, giò, mâm ngũ quả, nem, cá kho, hành muối... Chủ nhà có thể thay đổi tùy vào gia cảnh, khẩu vị. Ảnh: Pe_audi.Với gia đình truyền thống, thích sự cầu kỳ, chỉn chu trong mâm cỗ cúng thì không thể thiếu các món đặc trưng miền Bắc như xôi chè, chè bà cốt, chè kho... Chè kho, thường xuất hiện trong dịp Tết, được nhiều người yêu thích. Món chè nấu từ đỗ xanh, đường trắng, dầu mè, lá nếp, cốt dừa. Ảnh: Hoàng Nhi.Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Nam Bộ thường có hoa tươi, nhang, đèn cầy, 3 ly nước lọc, bộ vàng mã cò bay ngựa chạy và không thể thiếu kẹo thèo lèo. Loại kẹo làm từ các nguyên liệu như mè đen, đậu phộng, đường mạch nha, đường trắng... Tục cúng ông Công, ông Táo của người miền Trung khác biệt nhất trong ba miền. Người Huế và một số tỉnh lân cận đặt bàn thờ ông Táo nhỏ ở bếp. Từ trước khi cúng, chủ nhà đã dọn dẹp, thay cát mới cho lư hương, sau đó làm lễ tiễn tượng Táo quân cũ bằng đất nung khỏi bàn thờ để rước tượng mới vào đầu năm. Ngoài các món ăn, còn có lễ vật là một con ngựa bằng giấy. 

Bói
Cúng ông Công, ông Táo: Tất tần tật những điều cần biết

Theo Zing

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020