Bão số 3 có tên gọi Yagi đang đi vào đất liền, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149 km/giờ), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/giờ.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 8, giật cấp 12; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10,…

Dự báo, 22 giờ đêm nay (7-9), bão số 3 đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ, với sức gió cấp 8, giật cấp 10.

Đến 10 giờ sáng mai (8-9), bão số 3 đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.

bao-1-1209.jpg

Bão số 3 đổ bộ: 3 lưu ý sống còn nhất định phải nắm

Trước khi bão đổ bộ vào đất liền

Theo khuyến cáo từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), người dân cần đặc biệt chú ý cập nhật thông tin liên tục qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như hệ thống loa phát thanh tại địa phương để nắm rõ tình hình bão.

Để đảm bảo an toàn khi bão đến, các biện pháp như chèn chống cửa, kiểm tra và cắt tỉa cây cối xung quanh nhà, thu dọn các vật dụng dễ bay vào trong nhà, và vệ sinh các hệ thống thoát nước, máng xối là rất cần thiết. Điều này giúp hạn chế nguy cơ gây hư hại cho nhà cửa và giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai khuyến nghị: "Nếu không có lệnh sơ tán từ chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn an toàn trong nhà cho cả gia đình."

Ngoài ra, do tình huống có thể khiến các thành viên trong gia đình bị chia cắt, việc lập kế hoạch liên lạc, địa điểm gặp lại sau cơn bão là rất quan trọng. Mỗi gia đình cũng nên chuẩn bị sẵn một bộ đồ dùng thiết yếu, bao gồm: Đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước uống đóng chai, và các thực phẩm dễ bảo quản. Nếu trong nhà có trẻ em, hãy để các em tự chuẩn bị gói đồ dùng cá nhân của riêng mình.

Trong khi bão đổ bộ

Người dân cần tiếp tục theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo bão trên các kênh thông tin đại chúng và hệ thống loa phát thanh.

Cơ quan phòng, chống thiên tai cảnh báo: "Cẩn thận tránh những tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, hoặc các vật dụng bị gió cuốn. Tuyệt đối không trú dưới gốc cây, cột điện hay bất kỳ vật nào dễ đổ. Nên ở trong nhà, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào để giảm nguy cơ thương vong."

Đặc biệt, cần chuẩn bị đèn pin trong trường hợp mất điện và tránh sử dụng nến ở những không gian hạn chế như nhà bếp hoặc khu vực có bình gas, để phòng ngừa nguy cơ cháy nổ. Nếu có lệnh sơ tán, hãy nhanh chóng thu dọn những vật dụng thiết yếu và di chuyển đến nơi trú ẩn an toàn do chính quyền chỉ định.

"Phải nhanh chóng thông báo chính xác vị trí và tình trạng nguy hiểm khi cần hỗ trợ cứu nạn", đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai nhấn mạnh.

Sau khi bão đổ bộ

Ngay cả sau khi bão đã đổ bộ, người dân vẫn cần theo dõi sát sao các bản tin thời tiết và chỉ trở về nhà khi có sự cho phép của chính quyền địa phương.

Những yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt, nước nhiễm điện và nguy cơ lũ lụt tiếp theo cần được chú ý cẩn thận. Người dân cũng cần tránh xa các công trình bị hư hại hoặc ngập nước, và tuân thủ các biển báo an toàn giao thông.

Trong mọi trường hợp, không nên lái xe qua những đoạn đường ngập nước hoặc có chướng ngại vật, vì phương tiện, dù lớn, cũng có thể bị cuốn trôi hoặc gặp nguy hiểm.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020