Chuyên mục  


5 điểm cần loại bỏ trên mình cá

Vảy cá và chất nhầy ở bề mặt

Điểm đầu tiên các bạn cần phải loại bỏ là vảy cá, sau khi đánh vảy xong, trên thân cá vẫn còn đọng lại một lớp chất nhầy. Các bạn phải rửa sạch hết lớp chất nhầy đi vì đó là một trong những nguyên nhân gây mùi tanh. Riêng với các loại cá da trơn có nhiều chất nhầy đặc trưng thì bạn có thể bóp với muối để nhanh chóng làm sạch chất nhầy khó khử mùi.

Mang cá

Mang cá là cơ quan hô hấp chủ yếu của cá, là bộ phận lấy oxi từ môi trường bên ngoài để đưa vào máu trong cơ thể cá, đồng thời thải CO2, NH3, … từ máu trong cơ thể ra môi trường bên ngoài. Nên ở mang cá chứa rất nhiều tạp chất, lẫn cả bùn đất, vì thế các bạn phải loại bỏ phần mang cá vừa bẩn vừa tanh này và mùi tanh ở cá sẽ được giảm đi rất nhiều.

Màng đen trong bụng cá

Phần màng đen này trông vừa xấu lại gây ra mùi tanh khó chịu cần phải được loại bỏ hoàn toàn. Phần màng này hơi khó cạo vì nó bám rất chặt do đó nên dùng dao để cạo sẽ dễ hơn là bạn dùng tay không.

khong-can-dung-nhieu-thu-de-khu-mui-loai-bo-5-diem-nay-tren-minh-ca-mui-tanh-chang-con-202008071517217337-2206.jpg

Xương họng cá là phần xương ở bụng cá gần đầu và lưng cá nhất

Xương họng cá

Xương họng cá là phần xương ở bụng cá gần đầu và lưng cá nhất. Nơi này cũng là nguồn gốc của mùi tanh. Các cơ quan nội tạng của cá và một phần nhỏ của màng đen thường bị vướng vào mảnh xương đó, không dễ dàng để làm sạch. Vì thế, bạn có thể cắt nó ở đó bằng kéo, sau đó cạo vài lần bằng móng tay, sau đó rửa sạch.

Cục máu đông ở xương sống của cá

Như các bạn đã biết máu cá vốn rất tanh, tuy nhiên cá không có nhiều máu khi mổ ra vì phần máu thường đọng lại thành cục ở mang cá và ở giữa các xương lớn. Nhưng các bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì phần máu này bạn có thể dễ dàng làm sạch. Chỉ cần rửa qua với nước là có thể dễ dàng xử lý các cục máu đông của cá.

Ngoài ra, khi mổ cá, các bạn cũng cần chú ý đến sợi gân ở hai bên thân cá. Hãy từ từ kéo đường gân như chỉ trắng hở ra sau khi dùng dao khứa một đường ngang thân cá, cách đầu và thân 1cm. Các bạn nhớ làm như vậy cả mặt còn lại của thân cá nha. Việc rút chỉ cá như thế này cũng góp phần giúp làm giảm mùi tanh của cá rất hiệu quả.

Một số bí quyết giúp cá bớt tanh sau khi sơ chế:

- Để loại bỏ mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nước muối hoặc nước vo gạo để mang lại hiệu quả tốt. Sau khi làm sạch, bạn mang cá ngâm vào nước muối pha loãng hoặc nước vo gạo và để ngâm trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bắng nước sạch, cá sẽ bớt mùi tanh.

Một số cá có mùi tanh nhiều khó loại bỏ thì bạn bạn hãy chà sát muối hạt lên cá, sau đó rửa lại bằng nước sạch, mùi tanh cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Ngoài ra khi dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá sẽ không còn mùi tanh.

- Ngâm rửa cá với rượu, gừng là một trong số mẹo hay được sử dụng nhiều nhất nó có tác dụng khử mùi hôi, tanh rất tốt vì thế bạn có thể dùng hỗn hợp của chúng để rửa cá, giúp khử hết mùi tanh của cá, đảm bảo món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.

- Thêm vào đó, chúng ta có thể dùng các loại gia vị trong căn bếp làm hỗn hợp tẩm ướt có tác dụng khử tanh vô cùng hiệu quả, bạn hãy dùng hạt tiêu, hành, ớt, gừng, rau cần… để làm bớt mùi tanh. Còn nếu những người không ngại mùi rau răm, bạn hãy chà xát chúng với cá đâ cũng là phương pháp rất hiệu quả để loại bỏ mùi tanh đấy.

Nấu món cá như nào để ngon không có mùi tanh: Khi nấu, các amin trong cá sẽ bị phân hủy, do đó không nên đậy nắp nồi để mùi tanh bốc hơi dễ dàng.

Dùng những chất chua như khế, chanh, mẻ, giấm, me, đổ một ít nước cốt chanh lên cá... nấu với cá sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020