Câu 1: Tỉnh duy nhất có ba mặt đất liền giáp biển?
A. Khánh Hòa
B. Kiên Giang
C. Cà Mau
Mũi Cà Mau
Câu 2: Địa phương nào trồng nhiều chè nhất cả nước?
A. Quảng Nam
B. Thái Nguyên
C. Lâm Đồng
Câu 3: Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?
A. Lai Châu
B. Điện Biên
C. Bắc Kạn
Câu 4: Tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất Việt Nam?
A. Bắc Ninh
B. Hà Nam
C. Thái Bình
Câu 5: Tên gọi của tỉnh nào theo tiếng Kinh có nghĩa là "làng hồ"?
A. Kon Tum
B. Gia Lai
C. Đăk Nông
Câu 6: 'Nóc nhà Đông Dương' ở tỉnh nào?
A. Lào Cai
B. Lai Châu
C. Hà Giang
Câu 7: Tỉnh nào có hai sân bay dân sự đang khai thác?
A. Quảng Ninh
B. Khánh Hòa
C. Kiên Giang
Câu 8: Việt Nam hiện có bao nhiêu huyện đảo?
A. 10
B. 12
C. 22
Câu 9: Tỉnh thành nào có nhiều huyện nhất?
A. Thái Bình
B. Thanh Hóa
C. Nghệ An
Câu 10: Tỉnh nào có lượng mưa trung bình năm thấp nhất cả nước?
A. Ninh Thuận
B. Bình Thuận
C. Khánh Hòa
ĐÁP ÁN
Câu 1
C. Đó là tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam cũng là tỉnh duy nhất cả nước có ba mặt giáp biển. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh Cà Mau giáp Kiên Giang, Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Câu 2
C. Đó là Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng rộng hơn 9.700km2, độ cao 300-1.500 m so với mặt nước biển. Địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao, xen kẽ các thung lũng nhỏ, bằng phẳng. Hiện Lâm Đồng có hơn 25.000 ha chè, cao nhất cả nước.
Câu 3
A. Lai Châu là câu trả lời đúng.
Lai Châu là tỉnh miền núi Tây Bắc có diện tích hơn 9.068 km2, với hơn 460.000 người, đứng thứ 62 cả nước, chỉ hơn Bắc Kạn. Mật độ dân số ở Lai Châu là 51 người/km2, thấp nhất cả nước.
Câu 4
A. Câu trả lời đúng là Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh rộng 822,7 km2 - nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với hơn 1,3 triệu dân.
Mật độ dân số của tỉnh Bắc Ninh là 1.664 người/km2, đứng đầu các tỉnh và đứng thứ ba cả nước (sau TP HCM và Hà Nội).
Câu 5
A. Đó là tỉnh Kon Tum.
Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm.
Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là "làng hồ" (Kon là làng; Tum là hồ, ao, bàu nước...).
Câu 6
A. "Nóc nhà Đông Dương" - đỉnh Fansipan thuộc Lào Cai.
Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam với 3.143 m, cũng là cao nhất trong ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị xã Sa Pa khoảng 9 km về phía Tây Nam. Đỉnh Fansipan nằm ở phía Lào Cai.
Câu 7
C. Tỉnh Kiên Giang có hai sân bay Rạch Giá và Phú Quốc.
Sân bay Rạch Giá cách trung tâm TP Rạch Giá 7 km về phía đông Nam với các đường bay nối Rạch Giá với TP HCM và Phú Quốc. Sân bay quốc tế Phú Quốc nằm ở phía nam của đảo Phú Quốc, với các đường bay từ Phú Quốc đi Rạch Giá, TP HCM, Cần Thơ, Hà Nội, Singapore, Siem Riep (Campuchia)...
Cầu 8
B. Việt Nam hiện có 12 huyện đảo.
12 huyện đảo gồm: Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Kiên Hải, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Trường Sa, Vân Đồn.
Câu 9
B. Thanh Hóa có nhiều huyện nhất.
Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm hai thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn cùng 24 huyện khác. Đây là tỉnh có số huyện nhiều nhất cả nước.
Câu 10
B. Đáp án đúng là Ninh Thuận.
Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh.
Ninh Thuận có lượng mưa trung bình 700-800 mm, tăng dần đến trên 1.100 mm ở miền núi. Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh.