Chuyên mục  


Kế hoạch không gian đầy tham vọng này được Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) tiết lộ tại Diễn đàn Hàng không Vũ trụ Thương mại Quốc tế đang diễn ra tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hôm 25/11.

Mạng lưới viễn thám thời gian thực sẽ gồm khoảng 100 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo thấp và có khả năng quan sát Trái Đất với phạm vi phủ sóng toàn cầu, phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau như cứu trợ thiên tai, bảo vệ sinh thái, giám sát giao thông và quản lý tài nguyên.

Sau khi hoàn thành, hệ thống chỉ mất vài phút để truyền dữ liệu quan sát từ không gian tới bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Trong quá khứ, phải mất hàng giờ hoặc thậm chí hàng ngày để đạt được điều đó.

ve-tinh-vien-tham-00-00-07-23-7513-4867-1637895893.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9qm9WKz7Ub_pSulLx3MNOA

Mô phỏng mạng lưới vệ tinh viễn thám thời gian thực của Trung Quốc. Ảnh: CASIC

"Mạng lưới được thiết kế tổng thể và có các liên kết giữa các vệ tinh, do đó nó có thể theo dõi một khu vực liên tục bằng nhiều vệ tinh và đạt được khả năng quan sát tần số cao, ngay cả ở cấp độ phút", Giám đốc kỹ thuật Yuan Hongy tại CASIC cho biết.

Ngoài mạng lưới viễn thám thời gian thực, CASIC cũng đang chuẩn bị triển khai dự án Xingyun giai đoạn 2, bao gồm các vụ phóng vệ tinh chuyên sâu cho mạng lưới Internet vạn vật (IoT).

Tổng cộng 80 vệ tinh với khả năng kết nối tất cả các nút thông tin hoặc cảm biến IoT trên toàn cầu sẽ bắt đầu được phóng lên từ năm sau.

Sau khi giai đoạn 2 hoàn thành, Trung Quốc có thể nhận liên lạc vệ tinh cứ sau 30 phút, cung cấp cho người dùng các dịch vụ và giải pháp IoT trong không gian với hơn 10 ứng dụng, theo Qian Wei, phụ trách dự án Xingyun của Tập đoàn Sanjiang có trụ sở tại Vũ Hán.

Đoàn Dương (Theo Reuters/Global Times)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020