Chuyên mục  


Thông tin được bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ chia sẻ tại hội thảo "Phụ nữ đổi mới sáng tạo giải quyết các thách thức xã hội trong bối cảnh Covid -19" tổ chức ngày 25/11 trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2021.

Theo bà Minh, dịch Covid-19 khiến tỷ lệ phụ nữ mất việc làm cao hơn, bị ảnh hưởng do bạo hành gia đình và những thách thức nhiều hơn. Vì thế khi xây dựng được cộng đồng với những phụ nữ dám nghĩ dám làm và lãnh đạo đổi mới sẽ truyền cảm hứng cho người lao động, hướng con người làm trung tâm.

Nhìn ở góc độ khác, bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp, Đồng trưởng làng Thách thức và Sáng tạo xã hội cho rằng, đại dịch gây ra nhiều thách thức và tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp nói chung, song số lượng phụ nữ thăng tiến khởi nghiệp tăng 6 -10%. Điều này đến từ việc phụ nữ có khả năng sáng tạo, chịu được áp lực, linh hoạt, không ngại thử nghiệm ý tưởng mới nên đã có nhiều cơ hội biến "nguy" thành "cơ".

Đồng ý với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết tinh thần đổi mới sáng tạo lan tỏa mạnh mẽ, các doanh nghiệp khởi nghiệp do phụ nữ lãnh đạo vẫn có những cống hiến và đạt được thành công dù trong giai đoạn đầy thách thức vì đại dịch Covid-19.

untitled11111-1637821856-3968-1637822271.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KB6wZlAvk_eEa9ZUnfiqBA

Thứ trưởng Trần Văn Tùng chia sẻ tại hội thảo ngày 25/11. Ảnh chụp màn hình

Thứ trưởng Tùng dẫn ý tưởng của Lê Diệp Kiều Trang với sáng chế xe đạp sợi carbon siêu nhẹ, nặng chưa tới 1kg, thuận lợi cho việc di chuyển. Dự án nhận được đầu tư vốn tới 25 triệu USD ở thời điểm đó và được nhiều quốc gia đặt hàng. "Rõ ràng trong khó khăn của đại dịch, những ý tưởng mới ra đời và được đầu tư cho thấy các doanh nghiệp nữ đã tạo được nhiều công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống, thể hiện thế mạnh phụ nữ Việt Nam".

Tại sự kiện, nhiều ý kiến đồng tình phụ nữ vẫn đang chịu nhiều sức ép của gia đình và xã hội nên việc xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái hỗ trợ là cần thiết. Ths Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững, nhận định bất bình đẳng giới là yếu tố tạo ra rào cản với phụ nữ.

Bà cho rằng với các thách thức như nhau song phụ nữ đang chịu áp lực nhân đôi và đối diện với khuôn mẫu giới khi phải gánh vác trách nhiệm trong thời gian giãn cách như làm việc tại nhà, cân bằng cuộc sống, chăm sóc gia đình và phải đảm bảo công việc.

Theo các chuyên gia, nam giới có xu hướng khởi nghiệp với mục tiêu phát triển doanh nghiệp lớn, trong khi phụ nữ bắt đầu công việc kinh doanh chủ yếu để mưu sinh và vì nhu cầu thiết yếu, làm việc nhỏ nhưng khả năng sáng tạo của phụ nữ cao hơn. Bởi vậy việc tìm ra giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phụ nữ hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp, đưa đất nước vượt qua đại dịch.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, việc quan tâm, tìm ra giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, tập đoàn, nhà đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ điều hành đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức xã hội.

Như Quỳnh

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020