Chuyên mục  


Vũ khí siêu thanh được coi là bước tiến tiếp theo trong chiến tranh phi hạt nhân. Vũ khí này cho phép tiêu diệt mục tiêu nhanh chóng, chính xác ở khoảng cách xa hơn vũ khí thông thường, theo Live Science hôm 12/12 đưa tin. Vũ khí siêu thanh di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, hay còn gọi là "Mach 5" - xấp xỉ 6.160 km/h.

Tàu khu trục USS Zumwalt đi qua Thái Bình Dương hôm 13/4. Ảnh: Reuters

Conventional Prompt Strike được phóng giống như tên lửa đạn đạo, nhưng sau đó được đẩy bằng phương tiện lượn siêu thanh. Phương tiện này có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới Mach 8 - xấp xỉ 9.880 km/h. Mỗi tàu khu trục lớp Zumwalt sẽ được triển khai với 4 ống phóng, mỗi ống chứa 3 tên lửa Conventional Prompt Strike.

Khi bắn ở tầm xa, tên lửa siêu thanh có thể bị đánh chặn bởi hệ thống phòng thủ tiên tiến. Sau khi phát hiện tên lửa đang tới, hệ thống phòng thủ sẽ dự đoán đường bay và phóng tên lửa đánh chặn. Tên lửa siêu thanh thường có khả năng cơ động, khiến chúng khó bị bắn hạ, mặc dù phần lớn trọng tâm phát triển cho đến nay là khả năng cơ động để tăng độ chính xác, chứ không phải để né tránh. Chúng thường có xu hướng dựa vào tốc độ quá nhanh để hệ thống phát hiện phản ứng.

Mức độ cơ động cũng phụ thuộc vào vị trí của tên lửa trong quỹ đạo. Bất kỳ vật thể nào di chuyển với tốc độ cực lớn đều chịu tác động của lực lớn, bao gồm lực cản của gió. Động lượng của nó, giúp nó giữ hướng, có nghĩa là cần lực rất lớn để đạt được một cú ngoặt nhỏ. Khả năng cơ động để né tránh không mang lại nhiều lợi ích; bất kỳ cú ngoặt nào cũng sẽ khiến tên lửa mất tốc độ, điều này sẽ khiến việc đánh chặn sau đó dễ dàng hơn.

Để khắc phục lực cản, tên lửa siêu thanh thường di chuyển ở độ cao lên tới 80 km so với mực nước biển. Để so sánh, máy bay chở khách thông thường có độ cao hành trình tối ưu từ 8 đến 11 km. Để đạt được tốc độ cần thiết, tên lửa siêu thanh cần giảm thiểu lực cản, và mật độ không khí càng thấp khi bay càng cao.

Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ hồi tháng 9/2020 cho biết mỗi tàu lớp Zumwalt có giá hơn 9 tỷ USD, bao gồm cả chi phí nghiên cứu phát triển, so với mức giá dự kiến 1,3 tỷ USD/chiếc hồi năm 1998. USS Zumwalt là chiếc đầu tiên trong lớp ba tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đa nhiệm mà hải quân Mỹ nói sẽ khiến các đối thủ gặp khó khăn khi đối đầu. Dài 185 mét và lượng giãn nước lên tới 16.000 tấn, Zumwalt là "tàu chiến trên mặt nước lớn nhất và có công nghệ tiên tiến nhất thế giới", theo hải quân Mỹ.

Mỹ cuối năm 2021 thông báo sẽ hoán cải tàu Zumwalt để trang bị tên lửa siêu vượt âm tầm trung IRCPS vào năm 2024. Bệ phóng tên lửa sẽ được lắp vào vị trí Hệ thống Pháo Tiên tiến (AGS).

Minh Thư (Theo Live Science/CNN)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020