Jeff Bezos đã làm gì để giúp Amazon trở thành một đế chế công nghệ như ngày nay? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giai đoạn thành công
Nếu giai đoạn từ năm 2005 đến 2013 được xem là thời kỳ đỉnh cao của Amazon khi ra mắt nhiều sản phẩm, dịch quan trọng, giai đoạn từ năm 2014 đến 2017 được xem là giai đoạn thành công của hãng thương mại điện tử này.
Năm 2014 là năm quan trọng nhất của Amazon khi hãng gia nhập thị trường phần cứng, bằng việc ra mắt Fire TV, một mẫu TV box trị giá 99USD, được thiết kế để cạnh tranh với Apple TV hay Google Chromecast.
Đến tháng 7/2014, sau nhiều tin đồn, Amazon đã đặt chân vào thị trường di động khi tung ra Amazon Fire Phone, chiếc smartphone chạy Android đóng vai trò là cửa ngõ cho tất cả các dịch vụ mua sắm và các nội dung khác của Amazon. Điểm nhấn của sản phẩm là tính năng "Firefly", một ứng dụng mua sắm dựa trên camera để quét và mua các mặt hàng từ Amazon.
Vào tháng 8 năm 2014, Amazon công bố họ đã mua lại trang phát trực tuyến trò chơi điện tử nổi tiếng Twitch với giá 970 triệu USD.
Dưới sự dẫn dắt của Jeff Bezos, Amazon đã vượt mốc công ty nghìn tỷ USD
Vào ngày 6 tháng 11 năm 2014, Amazon tiếp tục cho ra mắt Echo, chiếc loa thông minh, trang bị micro để người dùng có thể tương tác với trợ lý ảo Alexa được tích hợp trên sản phẩm. Loa Echo là một thành công lớn của Amazon, giúp hãng có được chỗ đứng trên thị trường loa thông minh.
Ngày 15/7/2015, để kỷ niệm 20 năm ngày thành lập công ty, Amazon đã tổ chức sự kiện Prime Day lần đầu tiên, là dịp bán hàng giảm giá lớn của hãng. Kể từ thời điểm đó, Amazon đã tổ chức sự kiện Prime Day hằng năm và là một trong những ngày mua sắm có lượng mua lớn nhất trong
Vào tháng 11 năm 2015, Amazon bắt đầu mở cửa hàng sách đầu tiên ở Seattle tên là Amazon Books. Từ đó công ty đã tiếp tục mở rộng các cửa hàng ở nhiều địa điểm khác trên khắp nước Mỹ.
Vào tháng 10 năm 2016, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Amazon Music Unlimited được ra mắt, để cạnh tranh với các đối thủ như Spotify và Apple Music.
Vào tháng 12 năm 2016, cửa hàng tiện lợi Amazon Go đầu tiên đã được mở tại Seattle. Cửa hàng đã sử dụng camera và cảm biến để theo dõi các mặt hàng khách lấy khỏi kệ và mang ra khỏi cửa hàng, tính phí tự động rồi trừ tiền thông qua thẻ tín dụng mà không cần nhân viên thu ngân.
Mở rộng thêm nhiều lĩnh vực hoạt động
Vào tháng 6 năm 2017, Amazon đã thực hiện vụ mua bán lớn nhất từ trước đến nay của hãng, khi chi ra 13,7 tỷ USD để mua lại chuỗi cung cấp thức ăn cao cấp Whole Foods. Sau thương vụ này, Amazon đã tích hợp Whole Foods vào các dịch vụ giao hàng tạp hóa ở địa phương như Prime Now, mở rộng đáng kể kho hàng của mình để mang đến cho khách hàng thực phẩm tươi sống trực tiếp từ các cửa hàng.
Vào tháng 2 năm 2018, Amazon đã thu mua lại công ty bảo mật gia đình Ring với giá hơn 1 tỷ USD. Việc mua lại không chỉ mang lại cho Amazon một vị trí dẫn đầu trong thị trường an ninh gia đình mà còn mang lại cho công ty một cơ hội quan trọng để mở rộng các thiết bị nhà thông minh.
Tháng 9/2018, sau hàng loạt quỹ kinh doanh đạt lợi nhuận cao, vốn hóa thị trường của Amazon lần đầu tiên vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD. Amazon là công ty thứ ba trong lịch sử đạt được mức định giá này, sau PetroChina (Trung Quốc) và Apple (Mỹ).
Vào tháng 4 năm 2019, Amazon đã công bố kế hoạch thực hiện lời hứa về cải thiện dịch vụ giao hàng Prime: thay vì cung cấp dịch vụ giao hàng các sản phẩm trong hai ngày, Amazon sẽ cung cấp dịch vụ giao hàng chỉ trong một ngày cho các thành viên đăng ký dịch vụ Prime của hãng. Khoản đầu tư tuy tốn kém nhưng đã mang lại lợi nhuận về lâu dài cho Amazon với sự gia tăng cả về lượng đăng ký Prime và doanh số bán hàng.
Sau hàng loạt thành công và cột mốc quan trọng đạt được, vào tháng 2/2021, Jeff Bezos bất ngờ thông báo sẽ từ chức khỏi vị trí CEO của Amazon vào quý III/2021, đánh dấu việc Bezos ngừng quản lý trực tiếp công ty do mình nắm giữ. Sau khi rời khỏi vị trí CEO, Bezos vẫn sẽ nắm giữ vị trí chủ tịch tại Amazon, nhưng sẽ không nắm quyền điều hành trực tiếp công ty.
T.ThủyTheo TNW