Chuyên mục  


PGS. TS Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Laser, Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây có đưa ra đề xuất nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm công nghệ laser hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ và vừa trong giai đoạn sớm của bệnh tại Việt Nam.

Nghiên cứu và chế tạo thiết bị laser công suất thấp ứng dụng y tế, PGS Tuấn cho biết, ở mật độ công suất thấp khoảng từ 1-10W/cm2, chùm tia laser có khả năng thay đổi hoạt động của các enzyme trao đổi năng lượng và chuyển hóa quan trọng, kích thích sự phân chia tế bào để tăng cường tái tạo mô. Ngoài ra, công nghệ này tăng tốc quá trình tổng hợp DNA, RNA, protein để kích hoạt miễn dịch, sức đề kháng của tế bào bị tổn thương.

Nhiều bệnh nhân nhiễm nCoV không triệu chứng hoặc bị mức độ nhẹ về viêm đường hô hấp trên cấp tính. Một số bệnh nhân bị nặng hơn, phổi bị tổn thương. "Ở giai đoạn sớm mắc Covid-19, việc sử dụng liệu pháp laser công suất thấp hỗ trợ điều chỉnh hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp bệnh không chuyển nặng hơn", ông Tuấn nói.

chieu-laser-7221-1628828217.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5pIROoifByk9sZW6DQ_7dg

Khu vực chiếu laser cho bệnh nhân COVID-19 (chiếu sáng laser không xâm lấn. Nguồn: Viện ứng dụng công nghệ

Công nghệ laser trị liệu công suất thấp là dùng ánh sáng laser vùng bước sóng nhìn thấy (630nm - màu đỏ, 525 nm - màu xanh) hoặc vùng hồng ngoại gần (905 nm) trong phạm vi 1-500 mW chiếu vào vị trí nhất định trên cơ thể.

Liệu pháp này có hai loại, gồm laser chiếu nội mạch (đưa laser vào lòng mạch, trên tĩnh mạch) và laser chiếu ngoài da. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của người bệnh, bác sĩ có thể quyết định bước sóng, vùng chiếu và thời gian phơi sáng laser khác nhau.

BS Nguyễn Minh Tân, Trưởng phòng Kỹ thuật Y sinh, Trung tâm Công nghệ Laser cho biết, một số dòng máy laser công suất thấp do Trung tâm chế tạo (MINI 630, NACENLAS 2...) được lưu hành trong nước, có thể đáp ứng nhu cầu hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ và vừa.

Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này trong hỗ trợ trị liệu căn bệnh mới, phức tạp như Covid-19, ông Tân cho rằng cần thực hiện những nghiên cứu trong nước về phương pháp điều trị, bước sóng, công suất, thời gian chiếu laser, vị trí chiếu trên cơ thể người bệnh. Sau khi có kết quả nghiên cứu, liệu pháp này cần trải qua giai đoạn thử nghiệm và đánh giá lâm sàng mới có thể áp dụng thực tế.

"Thời điểm này có thể huy động một số bệnh viện đang sử dụng thiết bị laser để hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19. Đồng thời, Trung tâm có thể triển khai mở rộng sản xuất, phục vụ phòng chống dịch bệnh", BS Tân nói.

Việc nghiên cứu và áp dụng laser công suất thấp trong điều trị Covid-19 đã được thực hiện tại một số quốc gia. Trong cuốn "Liệu pháp Laser cho Covid-19: Phòng ngừa, Điều trị và Phục hồi chức năng" do các nhà khoa học Nga thực hiện hồi tháng 1, họ đã thử nghiệm chỉ ra lợi ích của công nghệ này khi điều trị bệnh nhân, như hỗ trợ hoạt động enzyme trong chuỗi hô hấp của ty thể, cải thiện tái tạo mô phổi, tăng khả năng miễn dịch, giảm nhẹ triệu chứng và giúp người bệnh dần hồi phục.

Nguyễn Xuân

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020