Chuyên mục  


Michael Smith, sống tại Bắc Carolina đã sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra hàng trăm nghìn bài hát, sau đó liên tục phát trực tuyến bằng tài khoản bot để tạo ra các khoản thanh toán tiền bản quyền bất hợp pháp lên tới hơn 10 triệu USD. Chính quyền liên bang đã gọi đây là “một hành vi gian lận trắng trợn”.

458369751_513047844765730_8938162098898658392_n.png.jpg
Ảnh minh họa: thecyberexpress

Trên thực tế, trò lừa đảo này bắt đầu từ năm 2017, tức 5 năm trước khi ChatGPT xuất hiện trên thị trường. Theo cáo trạng của toà án, Smith có thể đã tạo ra hàng trăm nghìn bản nhạc do AI tạo ra. Những bản nhạc này sau đó được một công ty AI ẩn danh phân phối hàng loạt thông qua các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify, Amazon, YouTube và Apple Music. Mỗi lần các bài hát được nghe, chúng sẽ tạo ra một khoản doanh thu nhỏ và số tiền đó sẽ tăng lên.

Một kế hoạch béo bở như thế này cần một số lượng lớn tài khoản. Theo báo cáo, Smith sở hữu 52 tài khoản dịch vụ đám mây và mỗi tài khoản có 20 tài khoản bot liên quan. Điều này đưa tổng số tài khoản bot lên tới 1.040. Mỗi tài khoản này sẽ phát trực tuyến các bản nhạc do AI tạo ra mỗi ngày. Mỗi tài khoản có thể phát trực tuyến tối đa 636 bản nhạc mỗi ngày, do đó, số lượng phát trực tuyến hàng ngày lên tới khoảng 661.440 mỗi ngày.  

Để tránh bị lực lượng chức năng chú ý, những kẻ lừa đảo đã cẩn thận phân tán các luồng phát trên một số lượng lớn các bản nhạc. Đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các các tội danh mà Michael Smith phạm phải, chuyên gia Erica Lunsford tại Mỹ cho biết: “Smith bị buộc tội sử dụng các chương trình tự động để phát trực tuyến hàng tỷ lần các bài hát do AI tạo ra. Ước tính, anh ta đã sử dụng các tài k hoản bot để tạo ra hơn 661.000 lượt phát trực tuyến mỗi ngày, mang lại tiền bản quyền lên tới hơn 1 triệu USD mỗi năm. Smith đã lừa đối các nền tảng phát trực tuyến khi sử dụng tên giả và thông tin khác để tạo bot. Với việc ấn vào mục đồng ý tuân thủ các điều khoản tài khoản và tính đến các quy định về cấm thao túng phát trực tuyến hiện nay, Smith có thể phải ngồi tù tới 60 năm”.

Số tiền bị mất dường như không thấm vào đâu so với doanh thu của những “Ông lớn” như Amazon, Apple hay YouTube. Tuy nhiên, vụ việc lại đặt ra mối lo ngại đối với ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến. Trong khi ngành âm nhạc điện tử phát triển, việc xác định vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ của âm nhạc do AI tạo ra cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo Báo cáo doanh thu ngành công nghiệp âm nhạc tính đến giữa năm 2024 của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ, lượng đăng ký phát trực tuyến tại Mỹ đã tăng 3% lên 99 triệu trong nửa đầu năm 2024. Trong thời gian này, báo cáo cho biết, các dịch vụ phát trực tuyến đã tăng 4% về giá trị bán lẻ lên mức kỷ lục 7,3 tỷ USD.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020