Chuyên mục  


Từ 1/7, mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm thẻ căn cước

Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia TP Hà Nội, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức triển lãm xác thực định danh sinh trắc học kết hợp với tuyên truyền sinh trắc học mống mắt trong quá trình thu nhận thẻ căn cước. Việc này giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa và lợi ích của việc thu nhận sinh trắc học mống mắt.

Đại diện Cục C06 cho biết, từ ngày 1/7, dữ liệu mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại cơ quan công an.

Theo đó, khi Luật Căn cước mới có hiệu lực, thông tin về sinh trắc học như mống mắt sẽ được tiến hành thu nhận khi người dân đi đăng ký cấp thẻ mới, hoặc cấp lại, cấp đổi thẻ căn cước.

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 23, Luật Căn cước quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước: Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người dân cần cấp thẻ căn cước.

Như vậy việc thu nhận thông tin sinh trắc học sẽ được cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu thập khi người dân làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước.

Việc thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt để làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (trong các trường hợp khuyết tật, vân tay bị biến dạng...)

Đại diện Cục C06 cho biết thêm, dữ liệu về mống mắt có khả năng chính xác cao, rất phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay khi các giao dịch điện tử được mở rộng. Dữ liệu về mống mắt sử dụng cho các thiết bị thông minh được trang bị các camera, tránh các trường hợp giả mạo khuôn mặt, video giả mạo khi định danh, xác thực cho các giao dịch.

Kết hợp với các yếu tố sinh trắc như khuôn mặt, dữ liệu sinh trắc là cơ sở triển khai hiệu quả Luật Giao dịch điện tử (với các thiết bị di động hiện nay rất ít được trang bị modul xác thực vân tay) nên việc thu thập thông tin sinh trắc bắt buộc là phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay.

Theo C06, sinh trắc học mống mắt được thu thập tại cơ quan công an cùng với vân tay và ảnh mặt. Công dân cung cấp dữ liệu mống mắt khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại cơ quan Công an như: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an cấp quận/huyện/thị xã thành phố thuộc tỉnh.

Việc thu thập sinh trắc học mống mắt ngoài việc giúp cơ quan chức năng quản lý cơ sở dữ liệu của người dân, còn giúp cho người dân tiện lợi trong việc thanh toán, di chuyển qua các cửa kiểm soát của máy bay, ga tàu...

can-cuoc-2-1701146197818373086274-212-0-650-700-crop-1701146425354344164215.jpg10 điểm mới nhất về thẻ căn cước công dân, người dân phải biết

GDXH - Sáng 27/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước, và có những thay đổi mới mà ai cũng phải biết.

the-can-cuoc-1-1715221720965668064521.jpg

Từ 1/7/2024, dữ liệu mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại cơ quan công an. Ảnh minh họa: TL

Từ 1/7/2024, những trường hợp nào phải đổi thẻ căn cước?

Nếu không có gì thay đổi, theo Điều 24 Dự thảo Luật Căn cước các trường hợp phải đổi thẻ căn cước từ 1/7/2024 gồm:

- Khi đến độ tuổi phải đổi thẻ căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Khi thay đổi các thông tin về: Họ, chữ đệm, tên khai sinh và ngày tháng năm sinh.

- Khi thay đổi nhân dạng hoặc xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính.

- Khi thông tin trên thẻ căn cước có sai sót.

- Khi đơn vị địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh.

- Khi số định danh cá nhân được xác lập lại.

- Khi công dân sở hữu thẻ căn cước/Căn cước công dân (CCCD) có yêu cầu.

*Lưu ý: Công dân nếu cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước các độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước ở trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.

- Trường hợp phải cấp lại thẻ căn cước dù chưa đến độ tuổi phải đổi thẻ căn cước:

+ Thẻ căn cước bị mất hoặc bị hư hỏng đến mức không thể sử dụng được.

+ Khi công dân Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

the-can-cuoc-2-1715221784200859104243.jpeg

Một trong những điểm mới của Luật Căn cước năm 2023 so với Luật Căn cước công dân đó là người dân sẽ bổ sung thêm thông tin về mống mắt, ADN, giọng nói vào trong Cơ sở dữ liệu căn cước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước mới như thế nào?

Theo Điều 23, Luật Căn cước 2023 trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước thực hiện theo các bước:

Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên:

- Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Căn cước 2023;

- Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước;

- Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước;

- Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước;

- Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước

Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện:

- Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia.

Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.

Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi;

- Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 23 Luật Căn cước 2023.

Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.

Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục quy định

Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước do xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính hoặc thay đổi, cải chính thông tin mà thông tin đó chưa được cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ căn cước phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh những thông tin đã thay đổi để thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cơ quan quản lý căn cước thu lại thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước đã sử dụng đối với các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước.

(Khoản 1, 2, 3 Điều 25 Luật Căn cước 2023)

can-cuoc-1-17026886356091647353752-0-0-399-638-crop-17026887030881338957161.jpg5 cách dùng thẻ căn cước có thể khiến người dân bị phạt rất nặng, bắt buộc phải nắm được

GĐXH - Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ quan trọng. Tuy nhiên, có những lỗi dùng sai với CCCD có thể khiến người dân bị phạt rất nặng.

can-cuoc-cong-dan-170358035436219129413-0-0-454-727-crop-17035805145592108583951.jpgQuy định bắt buộc: Người từ 14 tuổi trở lên phải có thẻ căn cước

GĐXH - Theo quy định mới của Luật Căn cước, người từ 14 tuổi trở lên làm thẻ căn cước là bắt buộc.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020