Chuyên mục  


ngu-dan-keu-khoc-tau-ca-tien-ti-hu-hai-do-bien-lach-van-boi-dap-can-chua-tung-thay-1730948821264355075460-52-0-852-1280-crop-17309488607781887322601.jpg

Một tàu cá bị chìm tại cửa biển Lạch Vạn do luồng lạch bị cạn, phải vứt bỏ tàu.

Xót xa vứt bỏ tàu cá tiền tỉ vì mắc cạn

Ông Đặng Văn Hải, xóm Đông Lộc, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu cho hay, cửa biển Lạch Vạn bồi lấp khoảng 15 năm nay, gây nhiều khó khăn, tốn kém chi phí cho ngư dân mỗi khi ra biển đánh bắt hoặc cập bờ bán hải sản.

Theo lời ngư dân này, rạng sáng 4/11, tàu cá mang số hiệu NA-3740-TS có công suất hơn 140CV của ông trong quá trình vào cửa biển Lạch Vạn do gặp sóng to, gió mạnh và trời tối nên đã bị xô dạt vào doi cát và bị cạn cách cửa biển Lạch Vạn gần 200m, cách bờ khoảng 100m.

base64-17309495472871383943292.jpeg

Một tàu cá bị chìm tại cửa biển Lạch Vạn do luồng lạch bị cạn, phải vứt bỏ tàu.

"Sau khi tháo hết máy móc, di chuyển ngư lưới cụ, các đồ đạc, vật dụng trên thuyền lên bờ nhưng đáy thuyền đã bị lún sâu gần 1m trong cát biển. Cùng với đó, sóng quá lớn đập liên hồi bao trùm qua mạn thuyền khiến phương tiện không thể giữ nguyên, phải dỡ thuyền. Mực nước có khỉ chỉ còn 50 - 60cm, tàu ra thì chân vịt, bánh lái mắc cạn, hư hỏng. Tàu trượt tới trượt lui, sức gió quá mạnh, sóng lớn nên phần đáy thuyền càng bị lún sâu, chôn chặt trong cát", ông Hải than thở.

Sau nỗ lực ứng cứu nhưng không thành công, tàu bị sóng đánh chìm, vỡ cabin. Chủ tàu xót xa vứt bỏ con tàu trị giá hàng tỉ đồng.

Trước đó, ngày 21/10, tàu cá mang số hiệu NA-90693-TS của anh Hồ Nguyên Hùng và tàu cá mang số hiệu NA-90669-TS của anh Nguyễn Văn Bình (trú tại xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu), mỗi tàu có công suất khoảng 360CV, cập cửa biển Lạch Vạn. Tuy nhiên, do sóng to, gió mạnh và trời mưa mù che khuất tầm nhìn nên cả hai tàu bị dạt vào bờ và mắc cạn trên bãi biển địa phận xã Diễn Thành.

base64-1730949547297281221198.jpeg

Hiện trường vụ tàu cá việc mang số hiệu NA-3740-TS bị mắc cạn rạng sáng ngày 4/11, có thể nhận ra phần đáy của tàu đã bị ngập lún trong lớp cát dày.

Khoảng cách hai tàu mắc cạn cách nhau hơn 100m, cách bờ khoảng 120m, độ sâu mực nước biển tại vị trí mắc cạn khoảng 50cm. Sau khi hai tàu bị mắc cạn, các thuyền viên nỗ lực đưa tàu thoát khỏi tình trạng mắc cạn nhưng do tàu có khối lượng lớn, mực nước biển quá cạn kết hợp với sóng to, gió thổi vào bờ mạnh trong khi phần đáy thân tàu của hai tàu cá đã ngập lún trong cát mịn nên mọi cố gắng của các thuyền viên đều bất thành.

Nói về tình trạng bồi lắng cảng Lạch Vạn, bà Nguyễn Thị Huyền, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ở đây cho hay, luồng lạch bị cạn khiến tàu cá trên 15m phải chờ thủy triều lớn nhất mới cập cảng được.

"Tàu lớn phải thuê tàu nhỏ trung chuyển hải sản mỗi khi cập bờ làm tăng chi phí. Ngoài ra, ban quản lý cảng cá yêu cầu tàu cập cảng để kiểm tra nhật ký khai thác, giám sát sản lượng, chứng nhận nguồn gốc… theo các quy định IUU chống khai thác hải sản bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc này rất khó khăn cho ngư dân vì chúng tôi không thể cập được cảng", bà Huyền nói.

Đề nghị nạo vét thường xuyên

Cửa biển Lạch Vạn, là một trong 6 cửa lạch lớn của tỉnh Nghệ An, mỗi ngày đón hàng trăm lượt tàu, thuyền của ngư dân từ các xã Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Thành, Diễn Kim, Diễn Vạn... ra vào.

Hàng chục năm qua, cửa biển Lạch Vạn bị bồi lắng nghiêm trọng do phù sa từ sông Bùng đẩy xuống, phù sa theo chiều gió mùa Đông Bắc thổi vào tạo nên những doi cát có xu hướng ngày càng bó hẹp, thắt cổ chai và nắn dòng, biến dạng cửa lạch. Thực trạng này đã tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện lưu thông ra, vào lạch.

base64-17309495473212101911915.jpeg

Cửa biển Lạch Vạn bị thu hẹp và bồi cạn, ảnh hưởng đến việc vươn khơi cũng như neo đậu tàu cá của ngư dân.

Ngư dân Phạm Văn Tuấn, xã Diễn Bích cho biết, nhiều năm qua, ngư dân nhiều xã có kiến nghị, mong muốn các cấp, các ngành nạo, vét để luồng lạch được sâu, rộng, tàu thuyền ra vào được thuận tiện nhưng không được.

Ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Bích cho biết, lãnh đạo nhiều xã đã nhiều lần có ý kiến với UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Nhà nước xem xét, sớm nạo vét và xây bờ kè kiên cố hai bên cửa lạch.

"Trung bình một năm ít nhất có từ 4 đến 6 tàu cá trong và ngoài địa phương phương bị mắc cạn do luồng lạch bị bồi lấp. Nhiều chủ tàu đã mất trắng do không thể sửa chữa lại phương tiện để sử dụng sau khi bị mắc cạn", ông Liên nói.

  • Vì sao loại cá chứa chất kịch độc người dân vùng biển miền Trung vẫn tranh nhau mua?

  • Doanh nghiệp nào ở Nghệ An tăng tuyển dụng lao động dịp cuối năm?

Theo ông Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, việc các cảng cá, luồng lạch bị bồi lắng nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân mà còn ảnh hưởng lớn đến công tác chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định).

"Nạo vét cần kết hợp với giải pháp kỹ thuật như, tiến hành kè hai bên bờ lạch, xây dựng các tuyến mỏ hàn… Nếu chỉ nạo vét thì chỉ được một vài năm là lại bồi lắng, do đó cần phải có giải pháp căn cơ, tuy nhiên cần chi phí rất lớn. Chúng tôi cũng đề nghị ngành giao thông quan tâm hơn nữa đến công tác nạo vét luồng lạch. Đồng thời kiến nghị Trung ương quan tâm, bố trí nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp các cảng cá và các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt", ông Học cho biết thêm.

Tháng 4/2022 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết phê duyệt đề án Phát triển hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá đến năm 2030. Theo đó, có 7 cảng cá, 5 khu neo đậu tránh trú bão, các luồng lạch và các dịch vụ hậu cần nghề cá với tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng.

Trong 7 cảng cá được đầu tư xây dựng, nâng cấp có cảng cá Lạch Vạn. Cùng với 6 cảng cá khác trên địa bàn, cảng cá Lạch Vạn sẽ đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác tại cảng cá chỉ định, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp phát, không báo cáo và không theo quy định. Đồng thời phát triển thành trung tâm dịch vụ hậu cầu nghề cá có khả năng tiếp nhận số lượng tàu thuyền có công suất lớn.

Cũng theo Đề án, khu neo đậu tàu thuyền Lạch Vạn sẽ được đầu tư, nâng cấp thành khu neo đậu cấp tỉnh. Đặc biệt, cửa biển Lạch Vạn và luồng lạch ra, vào sẽ được nạo vét và xây kè chắn cát, chắn sóng, nhằm đảm bảo an toàn cho tàu cá ra vào, không phụ thuộc vào con nước, thủy triều.

loai-ca-chua-chat-kich-doc-duoc-nguoi-dan-bien-mien-trung-ua-chuong5-1730255034903882877856-88-0-888-1280-crop-17302550413012050551015.jpgVì sao loại cá chứa chất kịch độc người dân vùng biển miền Trung vẫn tranh nhau mua?

GĐXH - Đang là mùa cá nóc, mỗi ngày, người dân ven biển miền Trung vẫn tiêu thụ hàng chục tấn cá độc này làm món ăn, bởi giá rẻ và “thịt ngon”, bất chấp nhiều ca ngộ độc đã xảy ra.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020