Chuyên mục  


Trong dự thảo lần 5 Luật Đường bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ GTVT đã bổ sung quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc thu đối với phương tiện lưu thông tính theo số km xe chạy trên tuyến đường cao tốc do nhà nước đầu tư và do nhà đầu tư chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 43).

img2700-1643277437622894419888-1689070707964966926809.jpeg

Cao tốc Bắc-Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn do nhà nước đầu tư

Theo Bộ GTVT, để thực hiện mục tiêu 5000 km đường bộ cao tốc theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhu cầu các nguồn vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 813.000 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 393.000 tỉ đồng để hoàn thành 2.043 km và khởi công 925 km.

  • maison-16837112879071434791227.jpeg

    Đề xuất thí điểm thu phí 9 tuyến cao tốc đầu tư bằng ngân sách

Nếu không có cơ chế tạo nguồn tài chính cho đầu tư, phát triển, bảo trì đường bộ nói chung, đường cao tốc nói riêng sẽ không đảm bảo mục tiêu này; không đảm bảo việc thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước đối với dự án đường cao tốc sử dụng toàn bộ vốn đầu tư công.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, nếu thu phí sử dụng đường cao tốc thu đối với phương tiện lưu thông tính theo số km xe chạy trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sẽ thu hút nguồn lực khu vực tư nhân và đảm bảo mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 5.000 km cao tốc. 

Thu phí còn giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, nhất là với công trình đường bộ quy mô lớn, tổng mức đầu tư cao.

Thực hiện quy định này, người dân, doanh nghiệp tốn thêm phí sử dụng cao tốc nhưng được thụ hưởng dịch vụ chất lượng, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, thời gian, tăng hiệu quả kinh doanh. Giải pháp này tương thích với các điều ước quốc tế về giao thông đường bộ mà Việt Nam là thành viên.

Nếu không thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư, lợi ích kinh tế - xã hội với người dân, doanh nghiệp giữ nguyên như hiện nay. Tuy nhiên, phát triển hạ tầng giao thông khó tạo đột phá. Nhà nước không thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân, khó đảm bảo mục tiêu trong 7 năm nữa có 5.000 km cao tốc. Ngân sách nhà nước chịu gánh nặng, gây áp lực trần nợ công. Người dân, doanh nghiệp không mất phí cao tốc nhưng tăng chi phí nhiên liệu, thời gian, giảm hiệu quả kinh doanh.

Văn phòng Quốc hội cho biết, từ ngày 12 đến 14-7, sẽ diễn ra Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ.

Hồi tháng 5-2023, trong công văn xin ý kiến các bộ liên quan về phương án thí điểm thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, Bộ GTVT đề xuất thu phí 9 tuyến cao tốc, gồm: TP HCM - Trung Lương; Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, cầu Mỹ Thuận 2.

Thời gian thu phí các tuyến trên dự kiến trong 5 năm, đến khi có pháp luật về thu phí cao tốc.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020