Chuyên mục  


Sáng 23-11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Góp ý về hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần (điểm đ khoản 1 Điều 70), đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thuý, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, đề xuất chọn phương án 1 do Chính phủ trình.

dai-bieu-tran-thi-dieu-thuy1-17007133211991597456460.jpeg

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thuý, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, phát biểu tại phiên thảo luận

Theo đại biểu Trần Thị Diệu Thuý, người lao động cho rằng đây là một "quyền tài sản", là quyền lợi gắn liền với quá trình lao động cống hiến, là tích lũy cá nhân; vì vậy người lao động phải được quyền quyết định đối với tài sản của họ, bất cứ điều chỉnh nào đối với chính sách này tại thời điểm hiện tại đều sẽ gây tâm lý hoang mang và người lao động chưa sẵn sàng để đón nhận.

  • Rút BHXH một lần: Rút 46% hay 50#phantram thì bao giờ người lao động được rút số tiền còn lại?

"Và thực tiễn đã cho thấy phản ứng quyết liệt của người lao động khu vực phía Nam đối với điều 60 Luật BHXH năm 2014 khi Quốc hội Khóa XIII thông qua, vì vậy chúng ta phải sửa đổi điều 60 này ngay sau đó "- nữ đại biểu TP HCM nói.

Dẫn thực tế khi tổ chức tiếp xúc cử tri, bà Thúy cho biết phần lớn ý kiến của công nhân cũng như cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp ở TP HCM tha thiết đề nghị Quốc hội lựa chọn phương án 1. "Đây là phương án tương đối hài hòa đảm bảo quyền được rút một lần đối với người đang tham gia đóng quỹ BHXH, có thể đảm bảo ổn định quan hệ lao động khi luật có hiệu lực thi hành" - đại biểu Thúy cho hay.

Theo nhận định của đại biểu, khi lựa chọn phương án 1, có thể sẽ có một làn sóng nghỉ việc, xin rút BHXH một lần ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua luật này, nhưng nhóm lao động mới tham gia BHXH sau năm 2025 sẽ duy trì sự tham gia của mình đến cuối dòng đời lao động đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW của Trung ương, tăng dần mức bao phủ lương hưu trí đến năm 2030 cho người trong độ tuổi nghỉ hưu là 60%.

"Thực tiễn cho thấy, không một chính sách nào làm hài lòng được tất cả đối tượng liên quan, do đó nếu muốn hạ năm đóng tối thiểu xuống 15 năm như dự thảo luật thì đồng thời cần phải chấm dứt quy định rút BHXH một lần nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến ổn định quan hệ lao động" - bà Thúy nêu quan điểm

Đối với vấn đề hưởng BHXH một lần, Chính phủ đề xuất 2 phương án.

Phương án 1, quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm lao động khác nhau.

Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1-7-2025) thì không được nhận BHXH một lần. Chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp là: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH .

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020