Chuyên mục  


Khoảng đầu năm 2022, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội nhận được nhiều lá đơn trình báo của người dân về việc bị nhóm đối tượng lạ mặt trên mạng xã hội lừa đảo số tiền lớn. Những nạn nhân này đã bị nhóm tội phạm sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt tiền. Có người được mời làm nhiệm vụ online, có người bị đối tượng mạo danh là công an doạ dẫm tới mức sợ hãi và “răm rắp” nghe lời để rồi mất tiền.

Trong số này có nữ nạn nhân tên L. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, chỉ trong thời gian 5 ngày cuối tháng 8/2022, với thủ đoạn mời làm nhiệm vụ trực tuyến tại nhà, nhóm tội phạm đã “bẫy” chị L chuyển tiền vào 15 tài khoản khác nhau với tổng trị giá gần 20 tỷ đồng.

Đứng trước những lá đơn ấy, lãnh đạo Công an Hà Nội xác định phải nhanh chóng tiến hành điều tra, làm rõ những tên tội phạm hết sức tinh vi này. Một Chuyên án được thành lập mà chủ công là Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội.

Đây là vụ án phức tạp, nhóm tội phạm gây án chủ yếu ở trên không gian mạng. Chúng sử dụng danh tính giả, độ ẩn danh rất cao. Tất cả các nạn nhân đều chỉ nhớ những “biệt danh” chứ chẳng biết chúng là ai.

Quá trình xác minh, trinh sát phát hiện ngay sau khi nạn nhân “sập bẫy”, chuyển tiền vào các tài khoản nhóm đối tượng chỉ định thì số tiền này nhanh chóng được chúng chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản khác nhau nhằm xoá dấu vết. Những tài khoản trong hệ thống cũng cơ bản được nhóm tội phạm mua lại nên rất khó để xác minh.

img9917-17319922398662051466576.jpeg

Nhóm tội phạm bị đưa ra xét xử (ảnh tư liệu)

Trước ngồn ngộn những dữ liệu, các trinh sát Công an Hà Nội đã phát hiện hành vi lừa đảo này xuất phát từ một tổ chức có trụ sở tại nước ngoài. Chúng cấu kết với người Việt để thực hiện các hoạt động tội phạm. Đích đến của những khoản tiền “bẩn” là thông qua một nhóm người sử dụng nhiều phương pháp để rửa, trong đó có chuyển hoá thành tiền điện tử USDT.

Sau khi rà soát hàng trăm tài khoản, công an nhận thấy có 2 tài khoản ngân hàng được mở tại Việt Nam thường xuyên phát sinh giao dịch lớn liên quan đến những tài khoản nằm trong hệ thống lừa đảo. Ngay lập tức danh tính chủ 2 tài khoản này được làm rõ là Lê Trần Việt Anh (trú tại huyện Đông Hưng, Thái Bình) và Nguyễn Văn Luân (trú tại Nghi Sơn, Thanh Hoá). Tiếp tục xác minh, công an tìm ra kẻ sử dụng tài khoản để chuyển tiền cho Việt Anh và Luân là Đinh Văn Hùng (trú tại huyện Ninh Khánh, Ninh Bình).

Như vậy, đối tượng Hùng có khả năng sẽ là mắt xích vô cùng quan trọng để công an “lần ra” những kẻ cầm đầu đường dây lừa đảo quy mô lớn này.

Hùng là người thường xuyên qua lại giữa Việt Nam và Campuchia. Anh ta có mối quan hệ với nhiều đối tượng phức tạp, lừa đảo. Đến tháng 8/2022, Công an Hà Nội đã tìm ra manh mối và triệu tập Hùng về trụ sở làm việc.

Tại cơ quan công an, Hùng khai từ tháng 8/2021 anh ta sang Campuchia làm việc tại bộ phận 777pay của một tổ chức lừa đảo do người nước ngoài cầm đầu. Thời gian này, Hùng thường xuyên nhận tiền có nguồn gốc lừa đảo từ đối tượng người Việt Nam có biệt danh là A Xing. 

Sau khi nhận tiền, Hùng thuê Việt Anh và Luân mua tiền điện tử USDT để “rửa” và hưởng chênh lệch. Mặc dù làm với nhau khá lâu nhưng Hùng không biết A Xing là ai.

(Còn nữa)

Nhận diện tài khoản ngân hàng lừa đảo, người dân hết sức cảnh giác

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020