GĐXH - Toàn tỉnh Sóc Trăng thành lập 775 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổng số 2.490 thành viên. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho lực lượng này từ 1.035.000 đồng đến 1.380.000 đồng.
Tiêu chí thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại Cần Thơ
Theo Nghị quyết của HĐND thành phố Cần Thơ, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí ở ấp, khu vực thuộc đơn vị hành chính cấp xã. Mỗi ấp, khu vực thành lập 1 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự có Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên.
Đối với ấp, khu vực dưới 350 hộ gia đình, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí 03 thành viên.
Ấp, khu vực từ 350 hộ gia đình đến dưới 750 hộ gia đình, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí tối đa 06 thành viên, gồm: Tổ trưởng, Tổ phó và không quá 04 Tổ viên.
Ấp, khu vực từ 750 hộ gia đình đến dưới 1.000 hộ gia đình, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí tối đa 07 thành viên, gồm: Tổ trưởng, Tổ phó và không quá 05 Tổ viên.
Ấp, khu vực từ 1.000 hộ gia đình đến dưới 1.500 hộ gia đình, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí tối đa 08 thành viên, gồm: Tổ trưởng, Tổ phó và không quá 06 Tổ viên.
Ấp, khu vực từ 1.500 hộ gia đình đến dưới 2.000 hộ gia đình, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí tối đa 09 thành viên, gồm: Tổ trưởng, Tổ phó và không quá 07 Tổ viên.
Ấp, khu vực từ 2.000 hộ gia đình trở lên, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí tối đa 10 thành viên gồm: Tổ trưởng, Tổ phó và không quá 08 Tổ viên.
Cần Thơ thành lập 599 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổng số 3.274 thành viên
Theo Quyết định của UBND thành phố Cần Thơ, địa phương này thành lập 599 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổng số 3.274 thành viên.
Cần Thơ thành lập 599 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổng số 3.274 thành viên. Ảnh minh hoạ
Trong đó, quận Ninh Kiều thành lập 71 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổng số 469 thành viên.
Quận Bình Thủy thành lập 46 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổng số 292 thành viên.
Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng
Thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được hỗ trợ hằng tháng bằng 0,8 nhân với mức lương cơ sở.
Trợ cấp chức danh đối với Tổ trưởng, Tổ phó:
Tổ trưởng hưởng trợ cấp thêm 300.000 đồng/người/tháng. Tổ phó hưởng trợ cấp thêm 200.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ theo trình độ đào tạo:
Đại học trở lên: 500.000 đồng/người/tháng.
Cao đẳng: 300.000 đồng/người/tháng.
Trung cấp: 200.000 đồng/người/tháng.
Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế
Mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: Ngân sách địa phương hỗ trợ 99.000 đồng/người/tháng, ngoài mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ; thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đóng phần còn lại theo mức đóng do thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự lựa chọn.
Mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế: Ngân sách địa phương hỗ trợ 2/3 mức đóng, thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đóng 1/3 mức đóng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Không áp dụng quy định vừa nêu trên đối với thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đã được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Các chế độ, chính sách khác
Mức hỗ trợ đối với thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ: Hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh; Hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện là 95.000 đồng/người/ngày.
Mức hỗ trợ đối với thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ hoặc trong khoảng thời gian và tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi thực hiện nhiệm vụ:
Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày bằng với mức hỗ trợ được quy định tại khoản 1 Ðiều này. Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp một lần hoặc hằng tháng tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động bằng với mức người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần bằng với mức người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng với mức người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở còn được hỗ trợ, bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật về lao động được bồi dưỡng 100.000 đồng/đêm, ngày/người, nhưng không quá 10 đêm/người/tháng.
Khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động được bồi dưỡng 95.000 đồng/người/ngày.
Khi làm nhiệm vụ tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng được bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm là 7.000 đồng/ngày/người.
GĐXH - Toàn tỉnh Quảng Ninh thành lập 1.452 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với hơn 6.800 thành viên. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho lực lượng này từ 1,0 đến 1,3 mức lương cơ sở/người.